HT Thích Như Điển: Chiến tranh, bạo lực, hận thù, bất bạo động và lòng từ bi

War, Violence, Hatred, Non-violence, and Compassion

Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy, kể từ khi con người còn sống đời sống du mục, nay đây mai đó, cho đến khi sự sở hữu của cải vật chất ngày càng tăng dần theo thời gian năm tháng, thì sự chiếm hữu trở nên nhiều hơn theo sự ham muốn làm chủ và thống trị xã hội, thống trị thế giới. Trong gia đình cho đến ngoài xã hội, tất cả từ người trẻ cho đến người có quyền cao chức trọng, chẳng có ai từ bỏ việc chiếm hữu và luôn muốn mang phần thắng lợi về mình. Tài sản càng nhiều thì sự ham muốn càng lớn; cứ cố chiếm đoạt được nhiều chừng nào thì lòng tham và tánh vị kỷ càng được củng cố chừng ấy.

Từ sự cạnh tranh để sinh tồn, khiến cho con người phát khởi lòng tham không giới hạn. Bắt đầu từ trong gia đình, sau đó dần dần lan vào học đường, xí nghiệp và khắp nơi trong một đất nước.  Cứ thế và cứ thế kẻ mạnh đi lấn chiếm kẻ yếu. Từ đó phát sinh ra nhiều sự mâu thuẫn. Bắt đầu từ những lời cãi vã, sau đó hạ gục nhau bằng thủ đoạn nầy hay thủ đoạn khác; nhằm mang chiến thắng về phần mình. Lớn hơn nữa là chiến tranh giữa quốc gia nầy hay quốc gia khác.  Gần nhất với chúng ta trong thế kỷ thứ 20 là đệ nhất thế chiến từ năm 1914-1918 và đệ nhị thế chiến là từ năm 1939-1945.

Suốt trong thế kỷ thứ 20 chúng ta đã trải qua nhiều biến cố đau thương như chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên, chiến tranh Nam Bắc Việt Nam từ năm 1954-1975. Gần đây nhất là chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Cái lợi thuộc về ai, chúng ta không bàn đến; nhưng sự thua thiệt và mất mát chỉ người dân gánh chịu. Bao nhiêu sinh mạng đã hy sinh nơi chiến trường? Bao nhiêu người đi tìm tự do đã bị chết đói hay vì bom rơi đạn lạc đã bỏ thây đây đó? Bao nhiêu người đã lìa bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình để phải ra đi tìm tự do ở nước khác, mà chính họ không bao giờ muốn từ bỏ quê hương của họ để đi đến một nơi xa lạ, kể cả về ngôn ngữ, phong tục và tập quán!!!

Những người cầm quyền được gì và mất gì? Người dân tại các xứ sở trên được gì và mất gì?  Không cần phải làm thống kê, chúng ta cũng đã biết một kết quả tương đối là mất nhiều hơn là được. Nếu nói rằng: Con người là chủ tể của muôn loài, thì chính con người đã đánh mất phẩm giá của mình, mục đích chỉ để giải quyết những mâu thuẫn cá nhân hay quyền lực thống trị và kết quả là người dân sở tại bị thua thiệt nhiều nhất; nhưng người thống trị hình như họ chẳng quan tâm đến dân chúng. Từ đó sự mâu thuẫn giữa người cầm quyền và người dân sinh ra sự bất mãn thể chế, không đồng quan điểm với người lãnh đạo; nên vận nước lâm nguy, qua các cuộc biểu tình, phản đối v.v…

Khi người dân thấp cổ, bé họng không còn khả năng để thuyết phục những người lãnh đạo qua lá phiếu đã bầu của mình cho họ thì sự bất mãn càng ngày càng gia tăng. Từ đó bạo lực cá nhân và khối quần chúng bất mãn càng ngày càng tăng dần; khiến cho việc sản xuất, lao động, công  ty, xí nghiệp bị đình trệ qua các cuộc biểu tình đòi hỏi nguyện vọng được trả lương cho xứng  đáng với công việc làm của họ. Nếu chính quyền sở tại không giải quyết đến nơi đến chốn thì bạo lực sẽ xảy ra. Từ đó chính quyền mang sức mạnh quân sự ra đàn áp. Khiến cho sự bất mãn trong dân chúng càng ngày càng dâng cao; xã hội càng bất ổn hơn.

Ngày xưa khi chế độ quân chủ còn tồn tại, những ông vua chủ trương rằng: “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”; nghĩa là: “Dân là quý, đất nước liền sau, vua là nhẹ”. Nhưng ngày nay đa phần các nước được gọi là dân chủ, tự do, nhân quyền v.v…; họ đều làm ngược lại. Đầu tiên phải là người thống trị, kế đó là quyền lợi; còn dân là những người chỉ thừa hành bổn phận đóng thuế cho những ông quan, dân biểu lãnh lương hằng tháng và tạo ra hết đạo luật nầy đến đạo luật khác; khiến cho người dân vốn đã khổ càng thêm khổ sở nhiều hơn nữa.

Bất kể là xã hội nào ngày hôm nay trên thế giới như: quân chủ, dân chủ, tư bản, cộng sản, đa chủ nghĩa v.v… chúng ta đều thấy được một điều là sự chiếm hữu của những người thống trị quá nhiều, qua tài sản kếch xù để tại những ngân hàng trên thế giới; còn người dân đa phần ngày hai bữa không đủ cơm ăn, áo mặc; khiến cho sự bất công cứ càng ngày càng tăng lên cao mãi.  Do đó sự bạo loạn giữa người dân và chính quyền xảy ra nhan nhản khắp đó đây. Nếu chính quyền sở tại biết hy sinh cho dân và nghe ngóng nguyện vọng của người dân, đền bù những thiệt hại cho họ khi mùa màng bị thất thu do thiên tai hạn hán gây nên; thì sự chống đối sẽ giảm nhẹ xuống. Trong khi đó vì sưu cao thuế nặng người dân chịu không nổi; nên bạo lực là kết quả đã xảy ra để phản kháng cho những vấn đề bất công nầy. Rồi từ đó hận thù bắt đầu trỗi dậy giữa cộng đồng nầy với cộng đồng khác, quốc gia nầy với quốc gia khác; khiến cho trật tự của quốc gia và thế giới bị rối loạn, khó có thể vãn hồi trong một thời gian dài.

Chúng ta quan sát thế giới động vật để suy ra con người. Vì con người cũng là một sinh vật; nhưng sinh vật ấy có lý trí hơn những động vật khác. Thế nhưng sự thể hiện về quyền lực cũng không khác là bao. Ví dụ địa hạt của Sư Tử hay Hà Mã, chúng đã tự phân chia ranh giới của mình rồi, nếu có những động vật khác bén mãn vào thì chắc chắn sẽ bị hy sinh ngay và sẽ là miếng mồi ngon cho những kẻ đang thống trị nơi địa hạt ấy.

Thú vật vì sinh tồn mà chém giết, xé thịt, ăn tươi nuốt sống lẩn nhau. Như vậy con người cũng đâu khác gì những động vật có răng nhọn kia? Chúng hành động chỉ vì muốn bảo vệ sự sống của mình; còn con người có lý trí hơn những động vật khác, nhiều khi xử sự còn kém xa một số động vật. Bởi con người dùng trí óc để chế ra bom nguyên tử, súng đạn hiện đại nhằm sát hạt lẫn nhau, cốt chỉ mong mang phần thắng về mình rồi chiếm hữu và muốn đối phương phải bị thôn tính, trở thành kẻ bị trị. Thay vì thể hiện lòng từ bi, vị tha, bố thí, giúp đời thì chỉ sáng chế ra những vũ khí tối tân để sát hại nhau. Động vật, đa phần kém thông minh hơn con người; nhưng khi chúng sát hại một sinh vật khác để ăn, đầu tiên chúng phân chia cho đồng loại, sau đó các động vật nhỏ khác hưởng ké và không bỏ sót lại chiến lợi phẩm mà chúng đã giết.

Trong khi đó con người thì ngược lại, miệng thì kêu gọi hoà bình, ngưng bắn; nhưng đâu đó ở phía sau những hiệp ước đình chiến, mỗi bên đều thủ thế với sự sát hại chém giết đi kèm. Đây là nguyên nhân chính, mà hận thù do con người gây nên không bao giờ có sự dập tắt và chấm dứt.

Thánh Gandhi, người cha già của dân tộc Ấn Độ từ giữa thế kỷ thứ 20 đã chủ trương tranh đấu  bất bạo động để giành lại nền độc lập, tự chủ cho dân tộc Ấn Độ, chỉ bằng một sự quyết tâm  không dùng đến súng đạn, hận thù, mà chỉ dùng đến tinh thần bất bạo động, sự hiểu và thương  nhóm dân cùng khổ, quyết tâm tranh đấu cho một nước Ấn Độ độc lập tự chủ từ sự thống trị của  thực dân Anh, mà Ông chính là người dẫn đầu trong phong trào đấu tranh bất bạo động nầy đã  thành công và năm 1948 người Anh đã chính thức trao trả lại sự độc lập cho nước Ấn Độ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng đã rời bỏ quê hương mình từ năm 1959, đến Ấn Độ để xin tỵ nạn chính trị và Tôn Giáo vì quê hương của Ngài đã bị cộng sản Trung Hoa xâm chiếm từ năm 1949. Kể từ đó đến nay, bất cứ trong thời thuyết giảng nào của Ngài, Ngài cũng không bao giờ đề cập đến vấn đề bạo lực để giành lại độc lập chủ quyền từ người cộng sản Trung Quốc, mà lòng Từ Bi luôn thể hiện nơi tự thân của Ngài. Có nhiều lần Ngài đã phát biểu rằng: ”nếu trong tâm của Anh lòng Từ Bi ngự trị thì hận thù sẽ không có cơ hội để tồn tại”. Đây chính là một thông điệp mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã tuyên bố cách đây 2.600 năm về trước là: ”Hận thù sẽ không chiến thắng được hận thù. Chỉ có lòng Từ Bi mới có thể chiến thắng được hận thù”.

Bất bạo động không phải là một sự yếu hèn, mà chính việc không hy sinh thân mạng của nhân dân để củng cố quyền lực của người lãnh đạo, thì đây mới chính là những người lãnh đạo xứng đáng của người dân. Đây cũng chính là việc thực hành theo lời dạy của Đức Phật là: ”chiến thắng muôn quân không bằng tự thắng mình. Tự thắng mình là chiến công oanh liệt nhất”.

Nhìn về Đông Âu mà Đông Đức là tiêu biểu. Nước Đức bị chia đôi vào năm 1949. Đông Đức theo chủ nghĩa cộng sản và Tây Đức theo chủ nghĩa Tự Do. Suốt từ năm 1949 đến năm 1989; năm mà bức tường Berlin bị chính người dân Đông Đức đập vỡ, đã đánh dấu được một ý thức, một cao trào dân chủ cao phát xuất từ người dân Đông Đức và Đông Âu.

Do vậy tất cả các xứ cộng sản Đông Âu đều đã tự động rời bỏ thể chế cộng sản mấy mươi năm họ đã phục tùng và con đường tự do, dân chủ chính là mục đích mà người dân cần đến; nên họ đã tự mở xiềng xích chủ nghĩa cộng sản đã trói buộc họ trong mấy mươi năm, để từ đó hoà nhập vào một bình minh mới của nhân loại. Ví dụ như Ukraine đã thoát ra khỏi chủ nghĩa cộng sản để tìm đến bến đổ tự do và nền dân chủ ấy còn non trẻ, nay lại bị kẻ thống trị Putin tìm đủ mọi cách để thôn tính bờ cõi, nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân và dân tộc của mình, thì đây cũng là một loại hình thống trị mới.

Đức Phật, người mang sứ mệnh lịch sử của lòng bao dung, vị tha, từ bi và bất bạo động ra tuyên thuyết giữa quảng đại quần chúng từ thế kỷ thứ sáu trước Tây Lịch. Người ứng dụng chủ trương nầy như vua A Dục ở vào thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch đã làm cho nước Ấn Độ càng ngày  càng lớn mạnh hơn, không phải về biên cương địa lý, mà chính là lòng từ bi, xem dân như ruột  thịt của mình, lấy giáo lý của Đức Phật áp dụng vào lối cai dân trị nước của mình; nên Tam Tạng  Thánh Điển Nam Truyền mới được hình thành và các dân tộc Đông Nam Á Châu đã áp dụng để sống trong đời sống thường nhật; khiến cho chiến tranh ít xảy ra hơn đối với những quốc gia  khác quanh vùng.

Ví dụ để tránh việc tập trung tài sản của cải vào một người, một nhóm người hay một thể chế nào đó, họ áp dụng sự cúng dường, bố thì, nhằm quân bình cán cân cung và cầu đều nhau; khiến cho xã hội an bình hơn. Từ đó giữa người cầm quyền và người dân dễ gần gũi để chia xẻ những sự mất mát của xã hội như hạn hán, bất công v.v… từ đó sự chống đối càng ít thấy xảy ra hơn.

Đây có thể là một công thức, một bài toán không khó để giải lấy đáp số; nhưng con người ngày nay lại đi tìm kiếm một phương án khác; khiến cho thế giới phải đau đầu và chưa có lối thoát cho 8 tỉ dân đang sinh sống trên quả địa cầu nầy. Nếu ai trong chúng ta cũng thực hiện lời Phật dạy trong Đại Trí Độ Luận đã từng tuyên dương như sau thì thế giới nầy, nền hoà bình sẽ luôn được an lạc và vĩnh cửu. Đó là: ”Hãy đừng trông vào ai đó bọc nhung hết quả địa cầu nầy, để chúng ta đi hai chân cho được êm, mà mỗi người hãy tự bọc nhung hai chân của mình lại để đi được êm trên quả địa cầu nầy”. Như vậy trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với bản thân mình là quan trọng hơn cả. Nếu thân không tu, gia không tề, thì nước sẽ không trị được.

Nhiều người lãnh đạo, kể cả những vị lãnh đạo Tôn Giáo chỉ muốn giáo huấn người khác và mong nhiều người phục tùng, phụng sự cho mình; trong khi đó chính mình đã không làm lợi lạc được gì cho quần chúng. Đây mới là điều khiếm khuyết lớn nhất mà những người lãnh đạo, mấy ai quan tâm về việc nầy?

Để kết luận cho bài nói chuyện hôm nay, chúng tôi mong rằng tất cả chúng ta Tăng Ni cũng như Phật Tử hay không Phật Tử; người có Đạo cũng như không theo Đạo hãy hạ thủ công phu bằng  cách mỗi ngày nên dừng lại chừng 5 đến 10 phút để quan sát tự thân của mình trước khi một  ngày mới bắt đầu, nhằm hồi tưởng lại những lỗi lầm nếu có đã xảy ra trong ngày hôm qua hay  trong nhiều năm tháng trước và hãy làm một điều hay nhiều điều gì đó lợi lạc, khiến cho người  khác an vui, thì đó cũng chính là niềm an vui của chính mình.

Kính chúc Quý Vị có một niềm an vui, hạnh phúc thật sự khi bên trong lẫn bên ngoài chúng ta đều không có sự hận thù, bạo động, chiến tranh mà chỉ có một tâm hồn tỉnh thức, bất bạo động  trong niềm an lạc với sự hướng dẫn của Từ Bi và Lợi Tha, để chính mình và người khác đều có  cuộc sống thăng hoa trong mọi lãnh vực của cuộc đời.

Nam Mô hoan hỷ tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

Xin cảm ơn và kính chào tất cả Quý Vị.


War, Violence, Hatred, Non-violence, and Compassion.

The Most Venerable Thich Nhu Dien

War – we all know this word. There were too many battles in this world since we were the nomads, wandering over sea and land up to the time when the acquisition of material goods increased over time and possession became more powerful in their desire to master and dominate the world. In family and society, from the young to the dignitary, none of them want to give up possession but always to get more. The more assets, the greater desire. The more one tries to get, the stronger greed and selfishness fortifies.

Struggle for survival generates unlimited greed. It starts from family, gradually spreads to academies, companies, then appears in each and every corner of a country. The strong always eat the weak. Since then conflict arises. Staring with brawls, then taking down each other by various tactic to win. Then interstate wars break out.

The latest wars known in XX century are WWI (1914-1918) and WWII (1939-1945). During this century, we had experienced many traumatic events like South-North Korean War, South-North Vietnam War (1954-1975). The most recent war is Russia-Ukraine. We are not here to concern about whose benefit has gone to but the loss that our people had to bear. How many lives had been taken on the battle fields? How many people had been starved to death or killed by stray bullets on the way to free-land? How many people had left their homeland for freedom in the distance that totally strange of language and profanity?

What does the authority gain and lose? What do people gain and lose? No need to do statistics, an obvious relative outcome is more loss than gain. Man is the master of all species, but himself has lost his dignity just to resolve personal conflicts or dominate power and as a result, the people suffer loses; the authority seems not to care about that. Since then, the conflict between the authority and people provokes regime discontent and dissenters; the country will be put in danger due to many protests, rebels, etc.

When the people have no voice to convince the leaders through their votes, the discontent is increasing. Since then, individual violence and discontented populace gradually increases; this causes production, labor, companies, and enterprises to stagnate due to the demand of protests to be paid well. If the government doesn’t deal with this properly, violence will ensue. The government will use military strength to suppress this conflict. But this just makes the discontent among the people to increase like blazes and society becomes more unstable.

During the monarchy, it was held that: “People are precious, then the country, last the king”. However, most democracies these days, which stand in freedom, human rights, etc., they all do the opposite. The first is that authority, then the right; people are the ones who only fulfill their tax obligations while congressmen are the ones receive their monthly salary and create one law after another; This makes people become even more miserable.

Whatever form of society such as: monarchy, democracy, capitalism, communism, pluralism, etc., there is a common point that the governors possess too many assets in banks around the world while the governed are fighting for their lives; hence inequality continues to grow stronger; riots between the people and the government occurred everywhere. If the government protects their people, listen the people’s will, compensate for poor harvest due to natural disasters and droughts; resistance will decrease. Meanwhile, due to the high taxes, violence becomes the result that people use to flight injustice. Hatred grows across the communities and lead the order of the country and the world into the chaos which would be difficult to restore for a long time.

We observe the animal world to infer people for man is also a living being but more rational than any others. However, the display of power is quite similar. For example, when the realm of a Lion or a Hippo has been set within a certain boundaries, if others trespass into this boundary, they will definitely become a prey for those who rule in that territory. Animals kill for survival, so are human.

Animals act to defend themselves, but rational human act for many irrational reasons. They use their intelligence to invent atomic bombs, modern weapons to kill each others just to bring their own victory and set the opponent under their rule. Instead of showing compassion, forgiveness, charity, helping the world, they invent more and more advanced weapons to kill each other. Although animals are less intelligent than humans, but when they kill their prey for food, first they divide among their fellows, then other small animals enjoy the left-over and do not waste its hunting prey. Whereas humans, on the other hand, are calling for peace, asking for a truce; but behind the armistice, there is the defense on each side is on each side and battle formation. This is the main reason that hatred caused by humans never comes to an end.

Saint Gandhi, the father of the India since the middle of the 20th century, advocated a nonviolent struggle to regain the independence and self-control for Indian people, with only a determination not to use guns, hatred, but only non-violence, understanding and compassion for the poor people, determined to fight for an independent India from the British colonial rule, which he was The leader in this movement of nonviolent struggle succeeded and in 1948 the British officially returned India’s independence.

The 14th Dalai Lama of Tibet left his homeland in 1959, coming to India to seek political and religious asylum because his homeland has been invaded by communist China since 1949. Since then, in any of his teachings, he has never mentioned the issue of violence to regain independence and sovereignty from the Chinese communists that the compassion has always been expressed in his life.

Many times His Holiness has stated that: “If in your heart compassion reigns, hatred will not have a chance to exist”. This is the same message that Shakyamuni Buddha proclaimed 2,600 years ago:

“Hatred will not conquer hatred. Only compassion can conquer hatred.”

Non-violence is not a weakness, but not to sacrifice the people’s lives to strengthen the leader’s power, that are the worthy leaders of the people. This is the practice of the Buddha’s teaching: “It is better to conquer yourself than to win a thousand battles.”

Concerning to the Eastern Europe, especially the East Germany. Germany was divided in two in 1949. East Germany followed communism and West Germany followed liberalism. From 1949 to 1989; when The Berlin wall broken by the people of the East Germany awoke the sense and marked a democratic movement emerged from the people of the East Germany and the Eastern Europe.

Therefore, all communist countries in Eastern Europe automatically left the communist regime for decades they had obeyed, the path of freedom and democracy is the goal that the people need; so they untied themselves the shackles of communism that had bound them for decades, thereby integrating into a new dawn of humanity.

For example, Ukraine has escaped from communism to find a place of freedom and that democracy is still young, and now the ruler Putin finds all ways to annex the territory, in order to bring benefits for himself and for his people, this is also a new kind of domination.

The Buddha has brought forth the historic mission of tolerance, forgiveness, compassion and non-violence to people from the sixth century BC. The one who had applied this policy was King Ashoka in the 3rd century BC had made India become stronger and more powerful, not in terms of geographical borders, but in compassion, considering the people as his own, ruling the country accordance to the Buddha’s teachings; therefore, the Tripitaka Theravada canon was preserved and the peoples of Southeast Asia applied it to their daily life; this reduces the rist of war more than other countries nearby.

For example, to avoid accumulating wealth into one person, group or any regime, they should distribute alms, charity to average the supply and demand scales; this balance makes society more peaceful. Since then, the relationship between rulers and the people get closer to share and help in case of the losses such as drought, injustice, etc., the opposition will be less then.

This can be a formula to solve the problem which is not difficult to get the answer; but people chose a more difficult method which seems not to be the way out for 8 billions people on this planet. If we follow the Buddha’s teachings mentioned in Mahāprajnāparamitāsatra that: “don’t expect other people to put carpets on your way, but go get your own shoes”, if so the peace we all looking for will last long. Thus, the responsibility of each individual to himself is the most important. If the body is not cultivated, and the family is not a home, the nation cannot be well led.

Many leaders, including Religious ones, just want to teach others and expect people to obey and serve them; while they do not benefit anyone. This is a big problem that few leaders have ever looked at.

To conclude the speech, we wish all venerable, buddhsists or non-buddhists, the religious or non-religious that you can take 5 to 10 minutes to observe yourself everyday that might help you to repent our past mistakes, and do something benefit for other that could bring peace and happiness to yourself and people.

May you be joyful and happy.

May hatred, violence, or war come to an end and the world fill with peace, compassion and loving-kindness.

Namo Pramudita-garbha Bodhisattva.

Thank you for your intention. May All be happy and abide in Dharma-joyful.

Hiển thị thêm
Back to top button