HT Thích Như Điển: [Tham luận] Phục hồi môi trường để cùng tồn tại

Ghi chú của Ban Biên Tập Viên Giác:

Hội Đồng Tăng Già Phật Giáo Thế Giới (The World Buddhist Sangha Council, viết tắt là WBSC) được thành lập vào tháng 5 năm 1966 tại Thủ đô Colombo, Tích Lan, với tiêu chỉ gồm 4 điểm sau: (1) Khuyến khích siết chặt tình hữu nghị giữa Tăng già (Promoting better relationship amongst the Sangha); (2) Đẩy mạnh các hoạt động hoằng dương Chánh Pháp (Promoting Dhammadutha activities); (3) Tăng thêm tình hữu nghị giữa hàng Tăng sĩ xuất gia và Phật tử tại gia (Promoting a cordial relationship between the laity and Sangha): (4) Tán thành, ủng hộ mọi hoạt động về tự do và hòa bình cho thế giới qua đóng góp của Tăng già (Upholding of freedom and peace in the World through the Sangha). Hiện nay HĐTGPGTG quy tụ 54 quốc gia thành viên trên toàn thế giới có trụ sở đặt tại Đài Loan. Bắt đầu từ năm 2018 Hòa Thượng Thích Như Điển được Đại Hội cung thỉnh vào Pháp vị Phó Chủ Tịch Hội Tăng Già Phật Giáo Thế Giới. 


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính thưa Quý Vị,

Lần nầy Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (World Buddhist Sangha Council) thảo luận về đề tài Environment Restoration for Harmonious Co-Existence (Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại). Dựa vào đề tài này, chúng tôi xin gửi đến quý vị quan điểm của mình như sau.

Đạo Phật là đạo lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm cho cuộc sống hằng ngày, từ quá khứ cho đến ngày nay không có gì thay đổi. Nếu có thay đổi, thì đó là do lòng người cũng như không gian và hoàn cảnh khác nhau, nên mới có những việc xảy ra bất như ý trên quả địa cầu nầy.

Thế giới của chư Thiên ở các cõi Trời chắc là môi trường vẫn còn tốt, nên chưa thấy sách vở hay kinh điển nào đề cập đến là nên cần phải phục hồi lại môi trường ở những cõi ấy. Những cõi của các vị A La Hán, các vị Bồ Tát ở mười phương vô biên thế giới chắc cũng không cần phải phục hồi về môi trường để sinh sống, vì những vị nầy đã giải thoát sanh tử và không bị môi trường xung quanh mình chi phối. Riêng cõi người và những cõi bên dưới như: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh chắc chắn cần phải bảo vệ nhiều hơn, mới mong môi trường xung quanh sạch sẽ được.

Đức Phật của chúng ta thường dạy rằng: Ở cõi người là cõi dễ tu thành Phật, thành Bồ Tát, thành A La Hán nhất. Nhưng đồng thời ở cõi nầy nếu chúng ta không biết tu tập, không biết làm lành lánh dữ thì cũng dễ bị đọa lạc vào những cõi bên dưới, với nhiều đau khổ hơn con người của chúng ta hiện đang sinh sống trên quả địa cầu nầy. Đọc kinh sách Phật Giáo, chúng ta thấy rằng ở vào thời quá khứ xa xưa, cõi nầy vốn thanh tịnh, và con người không phải làm lụng vất vả như ngày hôm nay để có cái ăn, cái mặc, bởi vì tất cả đều do sự ước muốn của con người mà đồ ăn uống sẽ tự hiện ra để cho chúng ta sử dụng. Nhưng con người vốn do lòng tham không giới hạn, nên những ham muốn đó, khiến chúng ta bị sa lầy trong sanh tử, quên đường về lại Thiên cung, vì thần thông không còn nữa. Tất cả đều do chúng ta tạo ra và tham, sân, si chính là những độc tố giết hại tâm ta cũng như môi trường sống chung quanh của chúng ta. Thêm vào đó, sự ngờ vực, nghi kỵ, lòng cố chấp, vị kỷ, v.v… đã làm cho sự nhận thức của chúng ta bị hoen ố, nên càng ngày càng lún sâu vào con đường tội lỗi.

Nhìn lại từ thế kỷ thứ 18 đến thế kỷ thứ 21 nầy chúng ta thấy những gì đã và đang xảy ra chung quanh mình? Đầu tiên là dân số gia tăng chóng mặt. Sự sinh sản không giới hạn ở nhiều châu lục, khiến cho nạn đói càng ngày càng tăng, trẻ thơ không có đủ sữa để uống, áo quần không đủ mặc để đi đến trường. Sự thất học khiến cho con người cùng quẫn, sinh ra những tệ nạn khác của xã hội như: cướp bóc, giết người, buôn bán ma túy, v.v… Điều đó dẫn đến hệ lụy là tất cả sinh hoạt mưu sinh của con người đều cốt làm sao lợi nhuận được tăng cao, mà chưa bao giờ quan tâm đến sức khỏe và sự sống chết của người khác. Trong lãnh vực hoạt động sản xuất cũng như thế. Nghĩa là con người không tập trung vào việc bảo vệ cây cối, rừng núi thiên nhiên, bằng cách chăm sóc và trồng cây xanh để giữ gìn môi trường thiên nhiên tốt đẹp. Ngược lại, con người chỉ nhắm vào mục đích gia tăng lợi nhuận mà khai thác vô tội vạ việc chặt phá cây cối để canh tác, lấy gỗ khiến cho môi trường ngày càng tồi tệ, mà hậu quả là lũ lụt, hạn hán càng lúc càng hung hãn để dẫn đến tình trạng nhiều dòng sông cạn nước, những cánh đồng không còn cây cỏ xanh tươi, động vật chết chóc, tuyệt chủng.

Trong lãnh vực công kỹ nghệ, những nhà máy sản xuất mọc lên khắp nơi, dùng nước thải không xử lý cho chảy ra ao, hồ, sông, biển khiến cho môi trường nước bị nhiễm độc làm cho không biết bao nhiêu động vật đang sinh sống nơi ấy bị chết ngạt, thậm chí có nơi con người còn vớt lên để nấu ăn, tiêu thụ. Hệ quả theo sau là con người bị bệnh tật, chết chóc…, thuốc thang không đầy đủ để có thể cứu giải những khổ nạn nầy. Còn nữa, tình trạng các bao rác bằng ni lông thả đầy vào những dòng sông, vào biển cả, khiến cho những sinh vật đang sinh sống tại đó ăn nhầm hay bị vướng mắc khiến cho chúng không thể sống và sinh trưởng nữa. Sự sinh tồn nơi biển cả cũng có nguy cơ càng ngày càng giảm thiểu nhiều hơn qua việc đánh bắt tinh vi của con người. Vậy mà cũng không đáp ứng đủ với nhu cầu tiêu thụ của con người.

Từ lòng đất, trữ lượng khí đốt, dầu thô cũng bị con người đào xới, sử dụng không giới hạn. Rồi một ngày nào đó, lòng đất sẽ trống rỗng, khiến cho phải bắt đầu lại từ đầu.

Tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, địa vị, v.v… là những thứ khiến chúng ta dễ bị say đắm và dễ bị rơi vào cạm bẫy để chúng tự làm chủ, còn chúng ta thì bị nô lệ. Một ngày nào đó chúng ta không tự biết mình là ai và chúng ta có mặt ở thế giới nầy để làm gì. Nếu sống mà không có mục đích thì việc sống ấy có giá trị gì chăng? Vậy chúng ta phải bắt đầu từ đâu đây? Chúng ta phải trở về với những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật và chư vị Thánh Tăng, bởi lẽ không ai trong chúng ta tự biết vì sao chúng ta bị mắc phải vào những sai lầm như thế. Chỉ bằng cách là giáo dục con người từ thuở ấu thơ và dần lên trưởng thành bằng chất liệu từ bi và trí tuệ của Phật Giáo thì chắc chắn một điều, thế giới nầy sẽ đổi thay và môi trường sống chung quanh chúng ta cũng sẽ thay đổi. Nếu không giữ giới, thực hành hạnh lợi tha thì đừng trông mong gì môi trường chung quanh chúng ta được tốt hơn. Bài viết nầy chỉ mong đóng góp một phần nhỏ vào chủ trương của WBSC qua ý tưởng của chúng tôi, với ước mong rằng tất cả chúng ta, trời và người, cùng bao nhiêu sinh vật khác đang chung sống trên thế giới nầy đều được ân triêm lợi lạc, để tất cả chúng sanh được sống hòa bình với nhau trong một môi trường sạch sẽ thì Tịnh Độ chính là bây giờ và ở đây vậy.

Cầu mong những nỗ lực chung của tất cả chúng ta sẽ dẫn đến một thế giới an bình, nơi tất cả chúng sinh cùng sống trong hài hòa và vẻ đẹp của Trái đất được bảo tồn cho nhiều thế hệ tương lai.”

Kính nguyện tất cả luôn được an vui.

Most Venerable Thich Nhu Dien


Restoring the Environment for Harmonious Coexistence

Namo Shakyamuni Buddha Dear Respected Members,

The World Buddhist Sangha Council will convene to address the matter of ‘Environmental Restoration for Harmonious Co-Existence’ at a future time. We would like to express our opinions on this crucial matter in a courteous manner, as outlined below.

Buddhism is a religious belief system that emphasizes compassion and wisdom as fundamental elements for managing one’s daily life. This has remained unchanged from the past to the present. Any alterations that occur are a direct result of shifts in individuals’ sentiments as well as variations in environments and conditions. Consequently, unfavorable occurrences transpire on our planet, known as Earth.

The environment of the Devas / Gods in the Heavenly Realms is expected to retain a favorable environment; hence, no scriptures or sacred books mention the necessity for environmental repair in those realms. Similarly, the realms of the Arhats and Bodhisattvas in the endless worlds in all directions are unlikely to require environmental rehabilitation to survive. These entities have transcended the cycle of birth and death and are unaffected by their surroundings. In contrast, the human and lower realms, such as hell, hungry ghosts, and animal realms, surely require further protection in order to maintain a clean and healthy environment.

According to our Buddha’s teachings, the human realm is considered the most advantageous for attaining Buddhahood, Bodhisattvahood, and Arhatship. Nevertheless, in this terrestrial domain, if we neglect to rigorously cultivate virtuous actions and abstain from malevolent deeds, we run the perilous possibility of descending into inferior realms, where suffering surpasses the magnitude of our present human experience on Earth.

According to Buddhist teachings, the world was essentially pure in ancient times, and mankind did not have to work as hard for food and clothing as they do now. Everything was manifested based on human wishes and desires; food and drink would materialize, ready for ingestion. However, due to our insatiable greed, these cravings have caused us to become trapped in the never-ending cycle of life and death, forgetting how to return to the heavenly regions as our spiritual energies wane. We created this reality for ourselves, where greed, anger, and ignorance are poisons that destroy both our minds and the environment in which we live. Doubt, suspicion, bigotry, and selfishness have tarnished our perception, leading us down the wrong path.

Upon reflection, what observations can we make regarding the events occurring in our surroundings during the 18th and 19th centuries, followed by the 20th century, and presently in the 21st century? To begin with, the population is growing rapidly. The uncontrolled proliferation across continents has led to an increase in famine, when children are deprived of an adequate supply of milk and suitable school clothing. The lack of knowledge, including illiteracy and limited access to healthcare, perpetuates poverty, which in turn gives rise to various societal ills such as theft, homicide, drug trade, and other activities driven by profit-seeking and a disregard for the welfare of others. As long as the profit remains at a high level, it seems to be satisfactory. Meanwhile, the individuals in our vicinity exist without awareness or concern for each other’s survival.

The production scenario mirrors these challenges as forestry enterprises fail to cultivate or safeguard dense forests. Instead, they are felled to enhance agricultural revenue. Nevertheless, the fact remains that this phenomenon significantly contributes to the occurrence of floods, droughts, and several other natural calamities. Rivers experience desiccation, fields lose their verdant greenery, and a significant number of animals perish, with some species facing extinction. Meanwhile, humanity persists in its unwavering aspiration to explore and subjugate uncharted territories, driven by individual avarice.

In the industrial sector, there is a proliferation of manufacturing facilities. These companies are releasing untreated wastewater into bodies of water such as ponds, lakes, rivers, and seas. This pollution is leading to the death of various aquatic species. Subsequently, individuals retrieve them in order to prepare and consume them. The ensuing challenge lies in the fact that humans experience illness and mortality… There is a shortage of drugs available to treat these illnesses. A substantial quantity of plastic waste is disposed of in rivers and oceans, ensnaring and immobilizing the species inhabiting these areas, thus impeding their survival and growth. The sustainability of marine life is increasingly threatened as a result of sophisticated human fishing techniques, while the supply is insufficient to fulfill the growing demand for consumption.

Humans exploited the unrestricted access to subsurface reserves of natural gas and crude oil. Eventually, the world will become devoid of life, resulting in highly intense earthquakes, widespread tsunamis, and the ultimate extinction of humanity, as foretold in the Buddhist scriptures. Subsequently, a distinct realm will materialize. As the human lifespan declines, it is crucial to acknowledge the diminishing human morality and blessings. One contributing factor to this tragedy is the lack of diligent adherence to precepts by monastics and the failure of lay people to follow the Five Precepts and Ten Virtues. This is the underlying cause. Once the cause is identified, we must address the ramifications and design a solution, which necessitates a complete restart.

Money, beauty, fame, status, etc., and prestige are allurements that readily entice us, leading us into traps where they control us and we become simple dependents. There may come a time when we lose sight of our identity and purpose in the world. What value does a life have if it lacks a significant goal? So where should we start our journey? The answer is to reconnect with the Buddha’s and the Sangha’s core teachings. Nobody would engage in wrongdoing unless someone informed them of their mistakes. The idea is to start educating people at an early age and promote their growth through the humanitarian and wise teachings of Buddhism. It is evident that with such an approach, not only will our world change, but the environment around us will also improve. Expecting an improvement in our surroundings would be fruitless unless we committed to ethical conduct and an attitude of selflessness. If we do not keep the precepts and practice the virtue of benefiting others, we cannot expect the environment around us to be better.

This article represents a humble contribution that aligns with the objectives of the WBSC and reflects my own views. I earnestly hope that every entity on this planet—humans, deities, and the varied array of other beings who inhabit our space—falls into an abundance of tranquility and contentment, unaffected by external situations. My desire is for all aware creatures to cohabit peacefully in a clean environment, as the Pure Land manifests on Earth at this very moment, precisely in this state of unity and purity. It is here and now.

May our collective efforts lead to a world where all beings coexist harmoniously, and the beauty of the Earth is preserved for countless generations to come.

Sincerely wishing everyone everlasting peace and joy.

Hiển thị thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button