Minh Tánh Nguyễn Duy Nhiên: Như cánh chim trong gió lớn

Bà Pema Chodron, một vị thiền sư thuộc truyền thống Tây tạng. Trong khi đi hướng dẫn các khóa thiền tập, thường có nhiều thiền sinh Tây phương ngỏ ý muốn được quy y. Bà Pema Chodron chia sẻ rằng, khi chọn những pháp danh để đặt cho các thiền sinh, bà nhận xét thấy những pháp danh nào mà nói lên những hạnh nguyện như là buông xả và từ bỏ, thì các thiền sinh có vẻ không vui thích nhận lắm.

Có lẽ họ hiểu sự buông xả như là một hành động trốn tránh, xa lìa một điều gì. Nhưng thật ra buông xả ở đây nói lên một thái độ không nắm bắt. Đó không phải là một sự đóng kín và trốn tránh cuộc sống, mà ngược lại là biết cởi mở ra và tiếp xúc với những gì đang có mặt. Bà Pema có những chia sẻ sau đây về thái độ buông xả, nó như là một cánh chim lướt bay trong một cơn gió lớn.

Buông xả và hạnh phúc là bản chất của chúng ta

“Thật ra, nền tảng của sự buông xả cũng chính là một cái ta chân thật của mình, nó là cái bản tính tốt lành và an vui của ta. Theo truyền thống của đạo Phật, và cũng như trong nhiều truyền thống tâm linh khác, thì bản chất của mỗi chúng ta là vui khoẻ và tốt lành. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có đầy đủ khả năng thương yêu và với một tuệ giác. Sự buông xả ấy nói rằng, chúng ta đã có sẵn hết những gì mình cần, và những gì mình đang có rất là tốt lành. Chỉ cần chúng ta biết tiếp xúc lại với những gì đang có mặt mà thôi.

Mới đây tôi ngồi trong một văn phòng bác sĩ, trên tường có treo một tấm ảnh hình một người đàn bà nắm tay một bé gái, cả hai cùng đi trên đường. Bên dưới là dòng chữ, “Bốn mùa đến rồi đi, xuân qua rồi hè đến, hè hết rồi thu sang, thu đi thì đông tới. Con người sanh ra và lớn lên, truởng thành, rồi già và chết. Tất cả đều có những vòng xoay của nó. Ngày sang đêm, đêm tiếp nối ngày. Đẹp thay khi ta cũng là một phần của tất cả những đổi thay ấy.”

Sự buông xả có nghĩa là ta ý thức được rằng, cái ý muốn được sống trong một thế giới được chở che, nhỏ nhoi, và giới hạn của ta là không thật. Một khi ta cảm nhận được sự rộng lớn của cuộc sống này, và thấy được khả năng kinh nghiệm sự sống của mình là bao la đến đâu, thì chắc chắn ta sẽ hiểu được sự buông xả. Trong lúc ngồi thiền, ta thấy rõ hơi thở tự nhiên của mình. Trong mỗi hơi thở ra, ta sẽ có một cảm nhận cởi mở và tiếp xúc với giây phút hiện tại. Rồi khi tâm ta bị lôi kéo theo những mơ tưởng xa xôi nào đó, ta thầm biết “đó chỉ là suy nghĩ.” Mỗi lần ta có thể buông thả được sự suy nghĩ ấy, mỗi lần ta buông thả ở cuối mỗi hơi thở ra, thì đó cũng chính là một sự từ bỏ cơ bản: buông xả cái thái độ nắm giữ và ôm chặt của mình.

Như một dòng sông đang chảy mạnh xuống núi, và đột nhiên nó gặp phải những tảng đá lớn và nhiều cây cao. Dòng nước không thể nào chảy tiếp được nữa, mặc dù nó đang chảy rất mạnh và có nhiều năng lượng. Dòng nước bị dừng đứng hẳn lại. Và trong cuộc đời, đôi khi chúng ta cũng bị ngăn chận giống như thế. Khi ta buông thả ở mỗi cuối một hơi thở ra, buông ra những suy nghĩ lao xao của mình, thì cũng giống như là ta đang dời những tảng đá lớn ấy sang một bên, giúp cho dòng nước được tiếp tục trôi chảy, để cho năng lượng sống của ta được diễn tiến và tiếp tục đi tới. Chúng ta, không vì sợ hãi trước những gì mình không biết, mà lại đi đắp thêm những tảng đá, xây lên những đập nước, để trốn tránh sự sống.

Đến ngay bờ mé mới thấy được buông xả

Vì vậy mà sự buông xả cũng có nghĩa là thấy rõ được mình đang tự bảo vệ như thế nào, ta đóng kín ra sao, tránh né những gì, và rồi thực tập làm sao để cởi mở ra. Nó có nghĩa là ta sẵn sàng tiếp nhận bất cứ những gì đang đặt trước mặt mình, bất cứ chuyện gì đến gõ cửa ta. Muốn làm được việc ấy ta phải có khả năng bước đến ngay sát bờ mé của chính mình, và chỉ khi ấy ta mới thật sự biết được thế nào là buông xả.

Có một câu chuyện về một nhóm người cùng leo lên một ngọn núi cao. Ngọn núi có một dốc thẳng đứng và rất cheo leo. Khi leo lên được một khoảng, có vài người quay lại nhìn xuống và cảm thấy choáng váng, họ đông cứng vì sợ hãi. Những người này đã bước đến ngay bờ mé của mình và họ không thể tiến xa hơn được nữa. Nỗi sợ hãi của họ quá lớn, khiến họ không còn dám cử động. Những người khác thì tiếp tục leo cao hơn, họ vẫn nói năng cười đùa với nhau. Nhưng khi vách núi trở nên dốc hơn, nguy hiểm hơn, lại có thêm một số người nữa trở nên đông cứng vì sợ hãi. Từ chân núi lên đến ngọn, có những điểm khác nhau mà người ta gặp được cái bờ mé giới hạn của chính mình, họ bỏ cuộc và không thể nào tiến xa hơn được nữa. Nhưng bài học của câu chuyện ấy là, vấn đề ở đây không phải là nơi nào mà ta gặp bờ mé, giới hạn của mình, mà điểm quan trọng chính là ta gặp thấy nó.

Cuộc sống là một hành trình mà ta sẽ cứ tiếp tục bước đến sát mức giới hạn của mình, hết lần này đến lần khác. Và ngay nơi đó chính là điểm thử thách của ta! Nếu bạn là một người muốn thật sự sống, bạn sẽ tự hỏi, “Tại sao ta lại phải sợ hãi đến thế? Ta muốn tránh né những gì đây, ta không muốn nhìn thấy những gì? Tại sao ta không thể tiến xa hơn được nữa?” Những người leo lên đến được đỉnh núi không phải là những kẻ tài giỏi. Có thể họ không biết sợ chiều cao, nhưng rồi chắc chắn họ cũng sẽ gặp bờ mé của họ ở một nơi nào đó. Những người bỏ cuộc nửa chừng không phải là kẻ thất bại. Họ chỉ là những người đã gặp bài học của mình sớm hơn những kẻ khác mà thôi. Dầu cho sớm hay muộn gì thì rồi tất cả chúng ta đều cũng sẽ gặp bờ mé, giới hạn của chính mình.

Như cánh chim trong gió lớn

Nhưng chúng ta phải tập buông xả như thế nào? Làm sao ta có thể vượt thắng được cái năng lượng ngăn trở khiến ta trở nên bất động, không dám tiến thêm một bước nữa về một nơi mà mình không biết rõ? Làm sao ta có thể đẩy được cánh cửa đá to lớn ấy để lại tiếp tục bước qua, để sự sống trở thành một tiến trình chuyển hoá, giúp ta trở nên vô uý và linh động, như một con chim lượn bay giữa những cơn gió lớn trên bầu trời cao?

Những con thú và cây cỏ nơi vùng tôi ở tại Cape Breton, chúng rất là táo bạo và gan lì, mà cũng hay thích đùa giởn và vui tính. Thời tiết càng dữ dằn đến đâu thì những con chim ở đây lại càng ưa thích bấy nhiêu. Chúng rất thích thú khi mùa đông đến, khi bầu trời có những cơn gió lớn hung bạo và thiên nhiên phủ toàn là tuyết và đá.

Những con chim này thường thách thức những cơn gió lớn. Chúng đậu lên những cây cao rồi bám chặt lấy cành bằng chân và ngay cả bằng mỏ của chúng. Khi những cơn gió lớn ào đến thật mạnh, chúng buông thả ra và bị thổi tung cất bổng lên cao. Chúng dương cánh ra và bay lượn lên trên cơn gió. Sau một lúc, chúng lại trở về đáp xuống trên cành và bắt lại từ đầu. Nó là một trò chơi. Có lần, tôi thấy trong một trận gió lớn hung dữ như một cơn bão, chúng níu lấy chân nhau và cùng rơi xuống, rồi chúng thả nhau ra tung bay khắp nơi. Xem như là một trò xiếc vậy! Chúng chắc chắn phải có một sự đam mê trước những thử thách và đối với cuộc sống. Như bạn thấy, đó là một thái độ rất đẹp và đầy cảm hứng. Và chúng ta cũng giống y như vậy.

Đầu sào trăm trượng, bước thêm một bước

Mỗi khi ta thấy rằng mình đã bước đến sát bờ mé, giới hạn của ta, thay vì nghĩ rằng, “Mình đã bị kẹt rồi,” ta chỉ cần tiếp nhận cái giây phút hiện tại này và bài học của nó. Thay vì tự bảo rằng, “Không,” ta hãy nhẹ nhàng từ tốn cảm nhận con tim mình, nó có một năng lượng cởi mở, tha thứ và thương yêu đối với chính ta.

Con đường của giác ngộ là một con đường mà ta phải tiếp tục đối diện với những thử thách lớn, và rồi ta làm mềm dịu và cởi mở nó ra. Nói một cách khác, khi đối diện với những gì là cứng rắn và ngăn trở, ta buông xả bằng cách cảm nhận nó bằng cả con tim của mình. Ta có một tâm từ đối với hoàn cảnh nan giải của mình, và cho cả cái tình trạng chung của nhân loại. Ta làm cho nó mềm dịu đi, để ta có thể thật sự ngồi yên đó với những cảm xúc khó khăn của mình, và để cho chúng lại giúp cho ta được trở nên mềm dịu hơn.

Con đường của sự buông xả là con đường biết tiếp nhận, biết nói vâng đối với cuộc sống. Trước hết, ta ý thức rằng ta đã tiến đến ngay sát bờ mé của mình, tất cả những gì trong ta đều đang chống lại, đang nói không, và chính ngay ở điểm đó ta thực tập mềm dịu.  Lúc đó là một cơ hội để ta thực tập tâm từ đối với chính mình, nó sẽ mang lại cho ta một thái độ vui tươi và cởi mở – biết vui đùa như một con chim trước một cơn gió lớn.”

— Duy Nhiên


Like a Raven in the Wind

By Pema Chödrön

When people take refuge in the formal ceremony of becoming a Buddhist, they receive a name that indicates how they should work. I’ve noticed that when people get the name “Renunciation,” they hate it. It makes them feel terrible; they feel as if someone gave them the name “Torture Chamber,” or perhaps “Torture Chamber of Enlightenment.” People usually don’t like the name “Discipline” either, but so much depends on how you look at these things. Renunciation does not have to be regarded as negative. I was taught that it has to do with letting go of holding back. What one is renouncing is closing down and shutting off from life. You could say that renunciation is the same thing as opening to the teachings of the present moment.

It’s probably good to think of the ground of renunciation as being our good old selves, our basic decency and sense of humor. In Buddhist teachings, as well as in the teachings of many other contemplative or mystical traditions, the basic view is that people are fundamentally good and healthy. It’s as if everyone who has ever been born has the same birthright, which is enormous potential of warm heart and clear mind. The ground of renunciation is realizing that we already have exactly what we need, that what we have already is good. Every moment of time has enormous energy in it, and we could connect with that.

I was recently in a doctor’s office that had a poster on the wall of an old native American woman walking along the road, holding the hand of a little child. The caption read: “The seasons come and go, summer follows spring and fall follows summer and winter follows fall, and human beings are born and mature, have their middle age, begin to grow older and die, and everything has its cycles. Day follows night, night follows day. It is good to be part of all of this.”

Renunciation is realizing that our nostalgia for wanting to stay in a protected, limited, petty world is insane. Once you begin to get the feeling of how big the world is and how vast our potential for experiencing life is, then you really begin to understand renunciation. When we sit in meditation, we feel our breath as it goes out, and we have some sense of willingness just to be open to the present moment. Then our minds wander off into all kinds of stories and fabrications and manufactured realities, and we say to ourselves, “It’s thinking.” We say that with a lot of gentleness and a lot of precision. Every time we are willing to let the story line go, and every time we are willing to let go at the end of the out breath, that’s fundamental renunciation: learning how to let go of holding on and holding back.

The river flows rapidly down the mountain, and then all of a sudden it gets blocked with big boulders and a lot of trees. The water can’t go any further, even though it has tremendous force and forward energy. It just gets blocked there. That’s what happens with us, too; we get blocked like that. Letting go at the end of the out-breath, letting the thoughts go, is like moving one of those boulders away so that the water can keep flowing, so that our energy and our life force can keep evolving and going forward. We don’t, out of fear of the unknown, have to put up these blocks, these dams, that basically say no to life and to feeling life.

So renunciation is seeing clearly how we hold back, how we pull away, how we shut down, how we close off, and then learning how to open. It’s about saying yes to whatever is put on your plate, whatever knocks on your door, whatever calls you up on your telephone. How we actually do that has to do with coming up against our edge, which is actually the moment when we learn what renunciation means. There is a story about a group of people climbing to the top of a mountain. It turns out it’s pretty steep, and as soon as they get up to a certain height, a couple of people look down and see how far it is, and completely freeze; they had come up against their edge and they couldn’t go beyond it. Their fear was so great, they couldn’t move. Other people tripped on ahead, laughing and talking, but as the climb got steeper and more scary, more people began to get scared and freeze. All the way up this mountain there were places where people met their edge and just froze and couldn’t go any further. The moral of the story is that it really doesn’t make any difference where you meet your edge; just meeting it is the point. Life is a whole journey of meeting your edge again and again. That’s where you’re challenged; that’s where, if you’re a person who wants to live, you start to ask yourself questions like, “Now, why am I so scared? What is it that I don’t want to see? Why can’t I go any further than this?” The happy people who got to the top were not the heroes of the day. They just weren’t afraid of heights; they are going to meet their edge somewhere else. The ones who froze at the bottom were not the losers. They simply stopped first and so their lesson came earlier than the others. However, sooner or later, everybody meets his or her own edge.

When we meditate, we’re creating a situation in which there’s a lot of space. That sounds good but actually it can be unnerving, because when there’s a lot of space you can see very clearly: you’ve removed your veils, your shields, your armor, your dark glasses, your earplugs, your layers of mittens, your heavy boots. Finally you’re standing, touching the earth, feeling the sun on your body, feeling its brightness, hearing all the noises without anything to dull the sound. You take off your nose plug, and maybe you’re going to smell lovely fresh air or maybe you’re in the middle of a garbage dump. Since meditation has this quality of bringing you very close to yourself and your experience, you tend to come up against your edge faster. It’s not an edge that wasn’t there before, but because things are so simplified and clear, you see it, and you see it vividly and clearly.

How do we renounce? How do we work with this tendency to block and to freeze and to refuse to take another step toward the unknown? If our edge is like a huge stone wall with a door in it, how do we learn to open the door and step through it again and again, so that life becomes a process of growing up, becoming more and more fearless and flexible, more and more able to play like a raven in the wind?

The animals and the plants here on Cape Breton are hardy and fearless and playful and joyful. The wilder the weather is, the more the ravens love it. They have the time of their lives in the winter, when the wind gets much stronger and there’s lots of ice and snow. They challenge the wind. They get up on the tops of the trees and hold on with their claws and then they grab on with their beaks as well. At some point they just let go into the wind and let it blow them away. Then they play on it, float in it. After a while, they’ll go back to the tree and start over. It’s a game. Once I saw them in an incredible hurricane- velocity wind, grabbing each other’s feet and dropping and then letting go and flying out. It was like a circus act. They have had to develop a zest for challenge and for life. As you can see, it adds up to tremendous beauty and inspiration. The same goes for us.

Whenever you realize you have met your edge, rather than think, “I have made a mistake,” you can acknowledge the present moment and its teaching. You can hear the message, which is simply that you’re saying, “No.” The instruction is to soften, to connect with your heart and engender a basic attitude of generosity and compassion toward yourself.

The journey of awakening—the classical journey of the mythical hero or heroine—is one of continually coming up against big challenges and then learning how to soften and open. In other words, the paralyzed quality seems to be hardening and refusing, and the letting go or the renunciation of that attitude is simply feeling the whole thing in your heart, letting it touch your heart. You soften and feel compassion for your predicament and for the whole human condition. You soften so that you can actually sit there with those troubling feelings and let them soften you more.

The whole journey of renunciation, or starting to say yes to life, is realizing first of all that you’ve come up against your edge, that everything in you is saying no, and then at that point, softening. This is yet another opportunity to develop loving-kindness for yourself, which results in playfulness—learning to play like a raven in the wind.

Hiển thị thêm
Back to top button