Nguyên Đạo dịch: Bản toát yếu của kinh Pháp Hoa
FOTOPOULOU SOPHIA soạn Anh ngữ
Về phần tôi, tôi đã tìm hiểu những bản dịch, phản ánh, luận văn, chú giải, phân tich, và ý kiến khác nhau về kinh Pháp Hoa. Kinh này là một trong những bản kinh thâm sâu nhất của Phật giáo. Có giả thiết cho rằng kinh này là một trong những kinh Phật giảng cuối cùng. Bản tóm tắt sau đây là một bài viết thú vị nhất tôi đã đọc, vì thế, tôi để nó ở đây, cho các bạn đọc… bài viết này người biên soạn gọi nó là “Vở Kịch về sự Giác Ngộ.”
Để trình bày ý kiến ngắn gọn về điều chúng tôi đã liên hệ với Kinh Pháp Hoa hay kinh Hoa Sen Trắng, tôi gọi nó là Vở Kịch về sự Giác Ngộ. Nhưng trong những từ ngữ biểu trưng của tên kinh, nếu chúng ta chú ý cẩn thận tới nó, nói về nó. Dường như kinh này tràn ngập với biểu trưng ngay cả tên kinh Saddharma-puṇḍarika Sutra theo nguyên ngữ tiếng Phạn là biểu trưng. Trước khi chúng ta bắt đầu nghiên cứu các ý nghĩa biểu trưng trong kinh, chúng ta hãy có cái nhìn lướt qua về ý nghĩa của tên kinh.
Saddharma thường được dịch ‘chánh pháp’ hay ‘thiện pháp? Pháp ở đây dĩ nhiên là giáo pháp của Đức Phật, nhưng lối dịch này chưa thực sự đầy đủ. Sat hoặc sad có từ gốc Phạn ngữ nó có nghĩa là ‘hiện hữu’, hay chính xác hơn là ‘chân chính’ hay, ‘sự thật’, ‘chân thật’ hay ‘đích thực’. Trong cùng cách đó, dầu chúng ta có thể dịch ‘Dharma’ là ‘pháp’, hay ‘giáo pháp’, chính xác hơn dịch là ‘chân lý’, hoặc ngay cả ‘bản chất tối thượng của các pháp’. Gộp chung hai từ, saddharma có nghĩa ‘giáo pháp chân chính’, và đây là cách dịch hợp lý nhất. Như vậy, nó cùng nghĩa với Saddhamma của tiếng Pali, nó xuất hiện nhiều lần trong kinh Pháp Cú.
Puṇḍarika có nghĩa ‘Hoa sen’, chính xác hơn là ‘Hoa sen trắng’. Mặc dù, chúng ta chỉ có một từ tiếng Anh nhưng phải hiểu là hoa sen có nhiều màu, trong Phạn ngữ hoa sen có màu khác nhau thì cũng có tên gọi khác nhau tương ứng. Do vậy chúng ta có ‘Hoa Sen Trắng của Giáo Pháp Chân Chính’. Tựa kinh này gợi lên điều gì? Sen thường mọc lên trong đầm lầy, nhưng dù cây sen có mọc lên từ trong bùn chăng nữa, hoa sen vượt lên khỏi mặt nước, vì thế cánh hoa vẫn tinh khiết và không nhiễm bùn nhơ. Vì điều này, hoa sen trở thành biểu trưng của sự thanh tịnh- thanh tịnh giữa sự bất tịnh. Nó trở thành biểu tượng diễn tả cho cái Tuyệt đối trong sự tương đối, nếu bạn muốn, thể hiện của đời tâm linh giữa đời thường, không bị tạp nhiễm bởi những cảnh trần nó hiện hữu trong đó. Do đó tên kinh gợi lên rằng dù giáo pháp chân chính xuất hiện trong thế gian ô trược, nó vẫn không bị nhiễm bởi bất cứ điều gì xem là thế tục.
Chữ Sutra là một từ thông dụng nhất chỉ cho thánh điển của Phật giáo, vì thế Phật tử thích nói các kinh của Thiên Chúa giáo là Kinh thánh. Nhưng dù nó có xu hướng dùng đại khái như thế, Sutra có ý nghĩa riêng biệt. Nó có từ ý nghĩa là sợi chỉ: vì vậy có gợi lên một số đề tài kết hợp trong sợi chỉ chung của bài kinh. Hình thức của bài kinh hầu hết giống nhau. Thứ nhất bạn có sự diễn tả về nơi kinh được thuyết, điều gì đã diễn ra, và hiện diện gồm có những ai. Kế đó nội dung chính của kinh, thường thì bao gồm giáo pháp, giáo pháp chân chính, do chính Đức Phật thuyết. Sau đó kinh kết thúc với kết quả của lời dạy của Phật mang lại cho thính chúng. Có vài kinh, dầu Đức Phật hiện diện, Ngài ở lại trong hậu liêu, một trong những vị đệ tử thuyết giảng, trong trường hợp này kết thúc buổi giảng Đức Phật ấn chứng cho lời vị để tử đã nói, như thế làm cho bài kinh như ngài nói không khác. Thỉnh thoảng, nhất là trong kinh Đại thừa, ngay cả vấn đề chưa được ấn chứng của Phật, vị đệ tử như thể thực sự đang thuyết, nhưng kỳ thực vị ấy đang thuyết dưới nguồn cảm hứng trực tiếp từ Đức Phật; vì thế trong thực tế Đức Phật đang nói thông qua vị ấy. Tuy được nói như thế, điều quan trong là hiểu về điều đã được nói trong nội dung chính của kinh nó không phải lưu xuất từ tâm thức của người thường. Nó không phải là sản phẩm được tạo ra bởi trí thông minh. Nó không phải chứng cứ hoặc lời giải thích về điều mang ý nghĩa tầm thường. Nó là chân lý, một thông điệp, ngay cả khi tiết lộ, lưu xuất từ sâu thẳm của Bồ đề tâm, tâm giác ngộ, chiều sâu của Phật tánh. Đây là nội dung cốt lõi của bất cứ thánh điển nào của Phật giáo, và đây là mục tiêu của nó: để truyền đạt bản chất của sự Giác ngộ, Phật tánh và chỉ ra con đường dẫn đến nhận thức rõ về nó. Do đó chúng ta có thể dịch tựa đề hoàn chỉnh của sự truyền đạt đặc biệt này của Bồ đề tâm là ‘Kinh Hoa Sen Trắng của Chánh Pháp’. Chúng tôi chỉ hi vọng truyền tải được toàn bộ ý nghĩa của tựa kinh Phạn ngữ, vì vậy sự chuyển dịch này chỉ trong khả năng có thể làm được, chưa phải hoàn thiện.
Là một tài liệu văn học, Kinh Hoa Sen Trắng, trở lại tên ngắn gọn của Kinh, thuộc thế kỉ thứ nhất Tây lịch, đó là khoảng 500 năm sau khi Phật diệt độ. Nhưng dù chúng ta biết khi kinh này được viết ra, dĩ nhiên, điều này không cung cấp cho chúng ta bất cứ manh mối nào vào lúc nó được biên soạn lần đầu tiên. Điều thật khó cho chúng ta hình dung, về mặt thực tế toàn bộ khoảng thời gian 500 năm đầu lời dạy của Đức Phật được truyền khẩu. Không có lời nào được viết ra. Thực vậy, không có chứng cứ rằng chính Đức Phật có thể đọc và viết. Vào thời đó chữ viết giữ vai trò không đáng kể. Những thương nhân sợ sai lạc họ muốn giữ sổ ghi chép những cuộc giao dịch quốc tế của họ có khả năng đã viết chúng ra, nhưng đó không phải công việc thích đáng cho tăng sĩ. Vì thế Đức Phật chỉ dạy qua hình thức các buổi thuyết giảng, và mọi người lắng nghe những điều ngài nói, ghi nhớ, sau đó lập lại cho những huynh đệ của mình. Theo cách này giáo lý của đạo Phật, cũng như của đạo Hindu, được truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác, giống như ngọn đuốc truyền từ vận động viên này vận động viên khác vào lúc mở Thế vận hội.
Nhưng cuối cùng, những Phật tử Ấn Độ đã bắt đầu ghi lại lời dạy của Đức Phật. Chúng ta không biết thực sự là vì sao. Có thể sự ghi nhớ trở nên yếu dần kể từ sau thời Phật. Có thể con người cảm thấy không tự tin lắm, và cảm thấy có mối nguy hiểm rằng giáo pháp sẽ bị mai một nếu chúng không được viết ra. Hoặc có thể đọc và viết trở nên cần thiết hơn, vì thế đó là lẽ tự nhiên để tiến hành việc ghi lại giáo pháp như chúng ta đã biết. Dù bất kỳ lý do nào, vào thế kỷ thứ nhất Tây lịch một phiên bản chung về Pháp Phật được viết ra, và kinh Hoa Sen Trắng nằm trong số đó và trở thành những bản Kinh, kinh có nghĩa đen là tài liệu được viết ra vào thời đó.
Giáo lý của đạo Phật được viết bằng nhiều ngôn ngữ, Sanskrit, Pali, Prakrit, Apabhramsa, Paisaci, v.v…, và kinh Hoa Sen Trắng là một trong những bản kinh đầu tiên được viết bằng tiếng Sanskrit. Nhưng dù Sanskrit là một ngôn ngữ của Ấn Độ cổ, không nhất thiết theo đó Ấn Độ là nơi kinh được viết lại lần đầu tiên. Phật giáo vào thời đó, nhất là Phật giáo Đại thừa, đã truyền bá sang tận Trung Á, và có thể đó là nơi kinh Hoa Sen Trắng được viết ra lần đầu tiên. Cuối cùng, chúng ta biết rằng thánh điển Pali bắt nguồn từ Tích Lan, không phải ở Ấn Độ, vào khoảng cùng thời đó. Nhưng dù có ở đâu, kinh Hoa Sen Trắng được viết bằng sự pha trộn của hai loại ngôn ngữ Sanskrit: Sanskrit thuần túy và Sanskrit Phật giáo. Sanskrit thuần túy theo các nguyên tắc được đặt ra bởi nhà văn phạm Panini, vì thế thỉnh thoảng đó được gọi là Sanskrit Panini. Sanskrit Phật giáo, thỉnh thoảng chỉ gọi là Sanskrit pha trộn, là tiếng Sanskrit pha trộn với tiếng Prakrit tạo ra sự ‘đúng đắn’ kém, và mang tính thổ ngữ nhiều hơn.
Vì thế kinh được viết bằng sự kếp hợp của hai loại Sanskrit này. Nó cũng kết hợp văn trường hàng và văn vần; văn trường hàng thì bằng Sanskrit thuần túy hay Sanskrit Panini, và kệ tụng bằng San- skrit Phật giáo. Điều này đã tạo ra một bản kinh rất đặc biệt. Điều tạo cho nó vẻ kỳ lạ, không nói là kỳ quặc, từ quan điểm văn học, là cấu trúc của nó. Văn trường hàng và kệ tụng luân phiên nhau, trước tiên bạn có đoạn văn trường hàng vài trang và kế đó đến đoạn kệ tụng. Điều kỳ lạ đó là đoạn kệ tụng lặp lại chính xác những điều vừa được nói trên trường hàng, đôi khi có chút mâu thuẫn, và mở rộng thêm. Vài học giả đã cho rằng các phần kệ tụng xưa hơn phần trường hàng, nhưng không có chứng cứ xác thực về điều đó. Toàn bộ bản kinh, cả trường hàng và kệ tụng, được chia làm 27 phẩm, hoặc 28 phẩm trong vài bản dịch, và tạo ra một bản kinh rất quan trọng.
Nguyên bản của nhiều kinh điển bị thất lạc, nhưng trong trường hợp của Kinh Hoa Sen Trắng chúng ta có may mắn là các bản sao được tìm thấy vào thế kỷ 19, và gần đây đã phát hiện thêm ở Nepal, nơi có nhiểu bản sao còn bị chôn vùi, ở sa mạc Trung Á, và Kashmir, nơi những bản sao được tìm thấy cách đây vài thập niên. Cũng có những bản dịch cổ của kinh bằng Hán ngữ, Tạng ngữ, và những ngôn ngữ khác. Bản dịch chuẩn Hán ngữ là bản dịch của Cưu Ma La Thập, một trong những bản hay nhất trong các dịch giả và học giả Phật giáo. Ngài sống vào thế kỉ thứ tư và thứ năm Tây lịch, vào triều đại nhà Đường, vào lúc Phật giáo đang thịnh vượng ở Trung Hoa. Được khoảng 100 năm, bản dịch của Cưu Ma La Thập đã tạo ảnh hưởng đến văn hóa Trung Hoa, có thể sánh với tầm ảnh hưởng của Kinh Thánh lên văn hóa người Anh, và nó còn được người Hoa xem là tác phẩm bất hủ của văn học cổ điển. Và cũng vậy đối với văn học thế giới, những thành tựu vĩ đại của Cưu Ma La Thập đã tạo nhiều cảm hứng cho hội họa, mang lại kết quả trong sự phát triển của toàn bộ truyền thống về việc minh họa những cảnh nổi tiếng từ bản kinh này.
Mãi cho đến gần đây, chỉ có một bản dịch hoàn chỉnh của bản kinh được xuất bản bằng tiếng Anh. Đây là tác phẩm của học giả người Đức Henrich Kern, được xuất bản trong bộ Thánh Điển Phương Đông vào năm 1884, và vẫn còn bản in. Xem tác phẩm này như là bản dịch đầu tiên, và vào thời đó người ta chưa biết nghĩa chính xác của một số thuật ngữ quan trọng của Phật giáo, cho nên không có gì phải ngạc nhiên khi bản dịch của Kern chưa chuẩn xác, dù nó là bản dịch rất hay vào thời đó. Nói xác thực hơn, nó chứa vài cước chú hết sức kỳ lạ. Còn điều nữa, dịch giả dường như bị ám ảnh bởi ý tưởng rằng toàn bộ Phật giáo có thể giải thích bằng những thuật ngữ thiên văn học. Ông cũng cố gắng giải thích Niết Bàn hoàn toàn mang nghĩa thực tương đương với trạng thái hoàn toàn ngưng hoạt động của cơ thể: nói cách khác, Sự Giác Ngộ tương đương với sự chết. Rất kỳ quặc. Còn nhiều hơn nữa ta có thể đọc thêm, dù chưa hoàn thiện, bản dịch của kinh trở nên phổ biến vào 1930 theo hình thức của bản dịch Hán ngữ của Cưu Ma La Thập được thực hiện bởi Bunno Kato và được duyệt lại bởi giáo sư William Soothill, nhà truyền giáo người Anh—người đã sống một thời gian ở Trung Hoa. Dù Soothill là tín đố Thiên Chúa giáo, ông vẫn tiếp tục truyền đạt với nhiệt tâm mộ đạo và tinh thần của nguyên bản.
Câu đầu tiên của kinh được dịch giống nhau trong bất cứ bản dịch nào bạn đọc được. Thực vậy, những lời mở đầu là dấu hiệu phân biệt của bất kỳ kinh Phật nào, và bản dịch Anh ngữ, có lệch lạc của nó, hình thức mờ nhạt không hợp thời, có sự mập mờ trong đó, như ‘một thuở nọ’. Khi chúng ta nghe hoặc đọc những lời ‘Tôi nghe như vầy’, evam maya srutam bằng Phạn ngữ, chúng được hiểu vào xưa kia giáo lý của Phật được thuyết và phụng hành. Nhưng ai đã nghe? Người nói là ai? Theo truyền thống đó là A Nan. A Nan là em họ của Phật, cũng là đệ tử của Ngài và có hơn 20 năm làm thị giả và người bạn đồng hành du hóa. Và A Nan được nói là cội nguồn của sự truyền khẩu. Chúng ta được biết rằng trí nhớ của tôn giả rất tốt và có khả năng nhớ hầu hết từng lời của Phật đã nói, và nói lại cho những bạn đồng tu khác. Nếu tôn giả có chuyện phải đi ra ngoài trong khi Phật giảng, tôn giả thỉnh cầu Phật lặp lại lời đã dạy cho mình, vì thế tôn giả đã cất giữ ngay bằng trí nhớ của mình như bộ sưu tập bất điều gì Đức Phật đã từng nói.
Tôi phải thú nhận rằng lầu đầu tiên tiếp xúc với Phật giáo, tôi đã tự hỏi điều đó có thể xảy ra sao. Nhưng khoảng 20 năm tôi ở Ấn Độ, tôi đã gặp nhiều vị tăng sĩ cả Ấn Độ và Tây Tạng họ có thể đọc lưu loát hàng trăm trang kinh bằng trí nhớ. Và về sau, khi tôi trở lại Anh quốc, tôi đã quen biết vài người có trí nhớ gần như cuộn băng ghi âm. Ông ấy nói, ‘Vào ngày 8 tháng 7 cách đây 3 năm, bạn đã nói…’ và tiếp tục cũng đọc lưu loát, từng lời, chính xác những gì tôi đã nói—trình tự trong đó tôi đã đề cập đến đề tài nào, những đoạn lý luận của bài giảng, tất cả những minh họa tôi dùng, mọi thứ— cùng với thời gian và hoàn cảnh. Vì thế tôi nghĩ ‘nếu điều đó có thể xảy ra cho một ai đó ở Luân Đôn vào thế kỷ 20 có trí nhớ như thế, không có nghi ngờ gì nó cũng đã xảy ra vào thời Ấn Độ cổ, và tôi đã tin rằng Đức Phật đã có một A Nan có trí nhớ siêu việt ghi nhớ tất cả lời kinh và cuộc đàm luận.
Nhưng dù những lời ‘Tôi nghe như vầy’ có ý nghĩa thực, còn có ý nghĩa lịch sử, chúng cũng gợi lên điều gì đó thâm thúy hơn. Trong thực tế, Đức Phật không ở bên ngoài chúng ta. Phật tánh không ở bên ngoài chúng ta, mà ở bên trong chúng ta’. Đây chính là ‘Phật thân’, như tông truyền thống Thiền tông có nói. Và chúng ta có thể nói rằng không phải chỉ có một A Nan bên ngoài, trong lịch sử; mà cũng có một A Nan bên trong chúng ta. Và như A Nan con người lịch sử đã lắng nghe Đức Phật, vì thế A Nan bên trong chúng ta lắng nghe âm thanh Chân lý bên trong. A Nan, chúng ta có thể nói, là tâm bình thường của chúng ta đang lắng nghe lời tuyên thu- yết của Tâm giác ngộ của chính mình. Như thế trong chúng ta có hai tâm, một hạ liệt và một cao thượng. Tâm hạ liệt thường mờ ám và tâm cao thượng đi trên đạo lộ của nó, hoăc có thể ngay cả khi ta không biết tâm cao thượng hiện hữu. Nhưng nếu tâm hạ liệt chỉ dừng lại và lắng nghe trong chốt lát, nếu nó có thể tiếp thu, nó có thể nhận biết âm thanh của tâm cao thượng. Như A Nan đang lắng nghe lời Đức Phật, tâm bình thường của chúng ta có thể nhận ra tâm cao thượng, Bồ đề tâm trong chúng ta. Thúc đẩy dòng tư tưởng này xa hơn tí nữa, chúng ta có thể nói rằng toàn bộ vở kịch của sự Giác ngộ xảy ra không chỉ ở bên ngoài, trên sân khấu vũ trụ, mà còn ở bên trong, ở sâu kín bên trong tâm của chúng ta.
Mặc dù những lời mở đầu của kinh có thể rất quen thuộc, có một lần chúng ta ở trong quá khứ, chúng ta tìm kiếm chính mình trong mỗi thế giới xa lạ. Thế giới của kinh Đại thừa hầu hết thuộc loại mà bạn tìm thấy sự hư cấu khoa học, hơn là về mặt tinh thần, trừu tượng. Vì trước đó chúng ta tìm tòi sâu vào những truyện ngụ ngôn, thần thoại, và những biểu trưng của kinh, chúng ta cần sự giới thiệu tới thế giới kỳ ảo này. Có thể bạn không có được nhiều hiểu biết về nó, và tôi e rằng tôi sẽ không có cung cấp trợ giúp nhiều. Tôi chỉ liên hệ vài sự kiện diễn tả trong kinh và để chúng tạo ra ảnh hưởng của chúng, tuy kỳ lạ, tuy kì dị, tuy khó hiểu. Về phần của bạn, chỉ đọc nó như một câu chuyện. Và bất cứ điều gì bạn làm, đừng suy nghĩ. Đừng cố gắng làm việc cật lực. Dừng đòi hỏi bản thân điều đó có ý nghĩa gì. Chỉ để tâm trí lắng đọng và theo tiếng tích tắc. Nếu bạn muốn để tâm trí của làm việc theo nó, bạn có thể làm việc đó về sau. Trong khoảnh khắc, chỉ tập trung vào nội dung kinh như bạn đã xem phim trong rạp chiếu bóng. Đây là một điều gì đó kỳ ảo của chủ nghĩa siêu thực, và bạn thực sự không có hy vọng làm bất cứ việc gì, chỉ để tâm trí nghỉ ngơi trong chốt lát và cho phép những hình ảnh có hiệu quả của chúng. Và đừng e sợ về điều bạn đang cảm nhận.
Kinh mở ra trên đỉnh Linh Thứu. Trong giới hạn địa hình, núi Linh Thứu là một tảng đá khổng lồ với vách đá cheo leo nơi Đức Phật thường ở lại khi ngài muốn đến các nơi. Từ đó ngài có thể thấy nhiều dặm xung quanh. Vào thời đó ngài có thể thấy khoảng cách rất xa, hàng chục ngàn nóc nhà của thành Vương xá, thủ đô của Ma Kiệt Đà, là một trong những vương quốc lớn của Bắc Ấn vào thời đó. Nhưng bây giờ không còn ngôi nhà ở đó. Bạn vẫn có thể viếng thăm núi Linh Thứu, và nó vẫn còn giữ được quanh cảnh rất ấn tượng, như không còn thành phố nào nữa. Tất cả các bạn có thể nhìn thấy khu rừng rậm có người ở, và đây đó vài di tích cổ của Phật giáo và Kỳ Na giáo, và ngay cả vết tích Xi-clốp (tường đá khổng lồ) thời tiền sử.
Theo cách nói tượng trưng, Linh Thứu sơn diễn tả đỉnh cao của thế giới trần tục. Vưọt lên nó, và bạn đang ở thế giới huyền ảo, thế giới của tâm linh thuần tịnh. Vì thế khi kinh diễn tả Đức Phật đang tĩnh tọa trên đỉnh Linh Thứu, điều đó đang đặt ngài ở đường ranh giới giữa thiên đường và trần thế. Và ngồi xung quanh ngài hành chục ngàn đệ tử thuộc nhiều hạng. Chúng ta được nói cho biết rằng có 12 ngàn A La Hán, người đã đạt Niết Bàn theo nghĩa của Tiểu thừa đã loại trừ tham ái, vắng bặt trí suy lường và hoàn toàn sáng suốt. Kế đó có 80 ngàn Bồ tát, và hàng chục ngàn chư thiên và những loài phi nhân cùng với tùy tùng của họ.
Và chúng ta cũng được biết rằng Đức Phật thuyết giảng cho thính chúng đồ sộ này với bài kinh vô cùng vĩ đại, một đề tài rất phổ biến của Phật giáo. Ngài nói một cách hùng hồn trong thời gian dài, và mọi người không hề mỏi mệt. Kỳ thực, sự kết quả của giáo lý của Phật như những đóa hoa xinh đẹp có nhiều màu bắt đầu rơi xuống từ các cõi trời, và toàn thể vũ trụ chấn động theo sáu cách. Sau khi, kết thúc thời pháp, Đức Phật nhập sâu vào thiền định; và trong khi Ngài thiền định, phát ra luồng hào quang sáng rực rỡ từ giữa chặn mày. Hào quang như ánh đèn pha cực lớn chiếu rọi khắp cả vũ trụ vì thế có thể thấy hàng trăm triệu dặm trong không gian. Trong ánh sáng cực mạnh đó vô số thế giới hệ được tìm thấy khắp cả mười phương. Và trong mỗi thế giới hệ có thế thấy những điều cũng giống như trong một thế giới này: Đức Phật đang thuyết giảng, các đệ tử vây quanh, và các bồ tát tu tập sáu Ba La Mật.
Vì đây là cảnh tượng được tiết lộ bởi đạo hào quang, phát ra từ Đức Phật nơi ngài đang nhập định. Đương nhiên, đại chúng kinh ngạc, và mọi người tự hỏi điều này có nghĩa là gì, và điều gì đang diễn ra. Bồ tát Di Lặc, vị Phật tương lai—ngài thỉnh thoảng được gọi như thế, hỏi thăm ngài Văn thù—là vị bồ tát có trí tuệ bậc nhất, theo truyền thống được xem như hiện thân của trí tuệ—, ‘Việc gì thế? Sự kiện lớn vừa xảy ra có ý nghĩa gì?’ Và Văn Thù nói, ‘Tôi tin, tôi biết chắc, nó có nghĩa là Đức Phật muốn tuyên thuyết kinh Hoa Sen Trắng.’
Như ngài Văn Thù nói, Đức Phật từ từ xuất Thiền. Ngài mở mắt và nói, chính ta nói, ‘Chân lí tối thượng rất khó hiểu’, thật khó lắm, ngài nói, chỉ có các Đức Phật, chỉ có những bậc Toàn giác, mới có thể hiểu được nó. Chỉ có các đức Phật, không ai khác, có thể hiểu Chân lý tối thượng, điều này có thể quán xét có ích cho chúng ta. Mọi người khác, Đức Phật nói với đại chúng, phải tiến đến chân lý một cách từ từ, từng bước, và Đức Phật đưa điều này vào lời giảng của ngài. Ngài dẫn dắt thính chúng từng bước. Trước tiên ngài dạy lý tưởng A La Hán đạt đến Niết Bàn theo nghĩa dập tắt tham ái, và chỉ sau đó, khi việc đó đã thành tựu và thấu hiểu, ngài mới giảng giải lý tưởng cao hơn, đó là lý tưởng Đại thừa để nhận thức rõ về quả vị Toàn giác thông qua con đường của Bồ tát đạo.
Nếu Ngài tiết lộ toàn bộ chân lý cao cả cùng một lúc, Đức Phật giải thích, mọi người sẽ sinh tâm khiếp sợ, như thế họ sẽ không thể lãnh hội và làm thành chất bổ dưỡng cho mình. Ngẫu nhiên, việc này lại trùng hợp với việc xảy ra lúc lâm chung, theo Tử thư của Tây Tạng. Vào lúc đó, Chân lý viên mãn chiếu rọi lên tâm bằng tia sáng mờ nhạt. Nếu tâm tiếp nhận được nó, ngay lúc đó có thể bừng Ngộ, nhưng điều đó cũng quá nhiều cho tâm tiếp nhận được, và nó chỉ co rút lại, sợ hãi, và rơi lại trạng thái thấp hơn cho đến khi tâm tìm thấy mặt bằng nơi nó có cảm nhận đã về nhà. Vì mọi người e sợ tiếp nhận chân lý theo cách này, dù Đức Phật biết chân lý tối thượng, ngài không thể mạo hiểm tiết lộ nó cho chúng đệ tử tất cả cùng một lúc. Ngài phải dẫn dắt họ tiến xa hơn và kế đó chỉ cho họ bước tiếp theo, cho đến khi cuối cùng họ đạt tới mục đích tối thượng. Trong trường hợp này, ngài nhìn quanh đại chúng và nói rằng ngài không chắc ngay cả những người hiện diện sẵn sàng nghe điều ngài sắp nói. Vì có, bây giờ ngài nói, thêm điều gì đó cho họ học tập. Ngay cả những vị A La Hán trong thính chúng còn chưa biết chân lý tối thượng.
Sự tiết lộ này gây ra một sự kiện thật ấn tượng. Năm ngàn vị đệ tử hiện diện liền đứng dậy và bỏ đi. Họ thì thầm với nhau, có gì thêm để học? Điều đó không thể. Chúng ta đã giác ngộ, đạt đến Niết Bàn. Vậy thì có điều gì thêm để học nữa? Đức Phật đang nói điều gì thế? Có lẽ ngài đã già. Có điều gì nữa để học? chẳng phải cho chúng ta! Cùng lúc đó họ xá chào Phật lấy lệ, chỉ vì lợi ích lúc tuổi già, và tất cả họ bỏ đi, bụi đất bay mịt mù từ gót giầy của họ.
Đây là cái bẫy chúng ta rất có thể dễ dàng rơi vào. Sự hiểu biết sai lầm của trí thông minh đối với trí tuệ chân thật, chúng ta có thể lừa phỉnh chính mình trong suy nghĩ chắc chẳng thể đi xa hơn, chẳng có gì thêm để học. Và dĩ nhiên ngay khi chúng ta bắt đầu suy nghĩ như thế, chúng ta không thể học thêm được điều gì. Đây là mối nguy hiểm lớn nhất trong các nguy hiểm, và nhiều người, như năm ngàn vị đệ tử, chịu thua nó. Tôi nhắc lại một tình tiết trong lịch sử tôn giáo nước Anh khi Oliver Crowell có liên hệ với một số giáo phái, họ bước vào cuộc tranh luận sôi nổi về vài điểm khó hiểu của Kinh thánh. Họ quá cố chấp, không thể lay chuyển, và cuối cùng Cromwell viết thư cho họ, trong niềm tuyệt vọng, ‘quý ngài đáng kính, tôi cầu xin các ngài, theo lòng trắc ẩn của Chúa, nghĩ rằng có thể các ngài mắc sai lầm.’
Tuy nhiên, trong kinh Đức Phật không nói gì; ngài chỉ để cho các đệ tử ra đi. Và khi họ đi khỏi, ngài chỉ nói ‘bây giờ hội chúng hoàn toàn thanh tịnh’. Nói cách khác, bây giờ mọi người có mặt có thể lãnh hội, chuẩn bị xem xét có điều gì thêm để họ học. Vì thế Đức Phật tiến đến tiết lộ chân lý tối thượng cho hội chúng thanh tịnh. Ngài nói với họ rằng giáo lý Tam thừa trước đó chỉ là tạm thời, lợi ích thiết thực cần thiết cho những người có căn tính khác nhau trong chúng đệ tử. Bây giờ Tam thừa này không phải là Tiểu thừa, Đại thừa, và Kim cang thừa. Tôi e ngại rằng trong Phật giáo chúng ta có nhiều thuật ngữ có hai nghĩa. Các thừa Đức Phật đang nói ở đây là Tam thừa khác, gồm có Thanh văn thừa (con đường của Thanh văn), Duyên giác thừa (con đường Độc giác), và Bồ tát thừa (con đường của Bồ tát).
Tôi không muốn đi sâu vào thuật ngữ chuyên môn ở đây, điều quan trọng hơn để nắm bắt nguyên tắc chung giữa chúng, Tam thừa này biểu trưng cho khả năng khác nhau tiến đến Giác Ngộ. Hai thừa đầu là các dạng khác nhau của chủ nghĩa tinh thần cá nhân, hạng đầu tiên có thể có chút tiêu cực hơn hạng thứ hai, và hạng thứ ba dĩ nhiên là lý tưởng Bồ tát. Khi Đức Phật nói rằng giáo lý Tam thừa chỉ là tạm thời, ngài muốn nói, như ngài tiếp tục giải thích, rằng trong thực tế chỉ một thừa duy nhất, Nhất thừa. Đây là Đại thừa, con đường dẫn đến quả vị Toàn giác. Tất cả con đường dẫn đến La Mã; tất cả các thừa, tất cả những con đường khác nhau, vị kỷ và vị tha, đều hữu ích hướng đến một điểm, nhưng cuối cùng tất cả chúng đồng quy vào một đường duy nhất. Nói cách khác chỉ có một tiến trình giải thoát cao hơn, và tất cả tham gia vào đó với tầm mức họ nỗ lực để phát triển. Đức Phật nói với hội chúng rằng nếu có ai dâng ngay cả một đóa hoa với niềm tin và tâm thành, họ đã, theo nguyên tắc, trên đạo lộ tới Phật quả. Một điều dẫn đến một ý nghĩa khác. Hành động với niềm tin nhỏ dẫn tới hành động với niềm tin lớn hơn, sự tu tập con đường nhỏ dẫn tới sự tu tập lớn hơn, và theo cách này từng bước, các bạn từ từ bắt đầu tiến đến Đại thừa, con đường dẫn đến sự Toàn giác. Không có hành thiện, không có hành động của chủ nghĩa nhân đạo, đó là rơi ra ngoài đạo lộ.
Nghe giáo lý này Xá Lợi Phất, thượng thủ và đệ tử trí tuệ bậc nhất của Đức Phật, tràn đầy hỷ lạc. Mặc dù tôn giả lớn tuổi, vẫn sẵn sàng học hỏi. Chỉ ân hận, tôn giả nói, là việc mình đã trải qua thời gian khá dài ở sự hiểu biết thấp kém. Nhưng Đức Phật khuyến khích tôn giả, và nói với ông rằng vào một thời điểm trong tương lai tôn giả cũng lãnh hội sự Giác ngộ tối thượng là quả vị Toàn giác. Phật cũng cho biết danh hiệu vủa vị Phật này. Nhưng không có vị đệ tử nào như Xá Lợi Phất. Vài người trong số họ lo lắng và bối rối hơn bởi giáo lý mới. Họ có bị uổng phí thời gian của họ không? Lối thực hành cũ có hoàn toàn vô ích không? Và họ nên làm gì kế tiếp?
Để làm yên lòng họ, Đức Phật kể những truyện ngụ ngôn dài đầu tiên của kinh, truyện nhà lửa. Và chúng ta thấy ở đây lần đầu tiên ảnh hưởng của sự biểu trưng. Bốn vị trưởng lão vẫn còn nghi ngờ sau khi nghe lời giảng khó hiểu về giáo lý Đại thừa của Đức Phật bây giờ mới vững tin. Ngay khi họ hiểu rõ rằng họ có thể vượt qua giai đoạn trừ diệt những cảm xúc tiêu cực và tiến tới sự sáng suốt tích cực của tuệ tri, trí tuệ, giác ngộ… và họ khôn xiết vui mừng. Một trong số họ, Đại Ca Diếp, biểu lộ niềm vui bằng cách kể một câu chuyện về sự lợi ích của họ, truyện ngụ ngôn, hoặc thần thoại, và chuyến đi trở về.
Khi câu chuyện được kể xong, Đức Phật ca ngợi bốn vị trưởng lão, và tiếp tục soi sáng thêm con đường ngài dẫn dắt chúng hữu tình đến sự Giác ngộ. Chúng ta đã biết rằng ngài từng bước, dẫn lại gần chân lý tối thượng cho đến khi những vị đó sẵn sàng nghe nó. Ngay khi chúng ta học, ngài cũng tùy thuận để cho Phật pháp phù hợp nhiều loại căn tính khác nhau của con người. Để minh họa điều này, ngài kể thêm hai truyện ngụ ngôn, truyện đám mây mưa và câu chuyện mặt trời. Theo sau các truyện kể, ngài thọ kí cho Đại Ca Diếp và những vị trưởng lão khác của thành bậc Toàn giác, cũng cho biết những danh hiệu của các vị trong tương lai.
Kế đó trở lại từ tương lai tới quá khứ, và giải thích thêm cho toàn thể thính chúng. Đức Phật kể cho họ nghe về một Đức Phật khác, Đức Phật sống vào hàng triệu triệu năm trước thời ngài. Đức Phật kể câu chuyện do vì sự hành đạo của Đức Phật này có khía cạnh song song với ngài. Phần lớn chúng đệ tử của Đức Phật này cũng theo Tiểu thừa con đường của A La Hán. Chỉ có mười sáu vị trong chúng đó, họ là con của ngài trước lúc ngài xuất gia, khao khát thành tựu quả vị Toàn giác, được xem là các vị Bồ tát. Nhưng sớm muộn gì, Đức Phật nói, tất cả các đệ tử của Đức Phật này đi vào con đường Đại thừa. Để minh họa cho điều này, Đức Phật kể câu chuyện Hóa thành, nhưng chúng ta không đi sâu vào chi tiết, tôi chỉ nói sơ lược ở đây.
Một đoàn thương nhân gắn bó với nhau vì một nơi gọi là Bảo Sở, Ratnadvipa, và đã giao cho vị hướng dẫn chỉ cho họ con đường thông qua khu rừng rậm. Đó là con đường rất khó khăn và nguy hiểm, và trước khi đến nơi họ phải trải qua một cuộc hành trình dài, đoàn thương nhân kiệt sứt, và nói với vị chỉ đường ‘Chúng tôi không thể đi thêm bước nào nữa. Tất cả hãy quay trở lại.’ Nhưng vị chỉ đường nghĩ ‘Vì lòng thương tưởng. Họ đã đi khá xa rồi. Ta có thể làm gì để thuyết phục họ tiếp tục cuộc hành trình? A, hình như vị chỉ đường có vài phép thuật, vì thế ông hóa ra một thành phố. Ông nói với đoàn lữ hành, ‘hãy nhìn xem! Có một thành phố ngay phía trước chúng ta. Hãy nghỉ ngơi ở đó và dùng chút gì lót dạ, và sau đó chúng ta sẽ quyết định làm gì tiếp theo.’ Dĩ nhiên, đoàn thương nhân rất hài lòng dừng lại nghỉ ngơi. Họ ăn uống và nghỉ lại một đêm trong hóa thành, và vào buổi sáng họ cảm thấy khá hơn nhiều, và quyết định rằng họ sẽ tiếp tục cho đến cuối cuộc hành trình. Vì thế vị chỉ đường làm cho hóa thành biến mất và dẫn đoàn thương nhân tới nơi họ mong mỏi, Bảo Sở.
Ý nghĩa của câu chuyện không có gì khó hiểu theo ngữ cảnh trong kinh. Vị chỉ đường, dĩ nhiên là Đức Phật, và các thương nhân là chúng đệ tử. Bảo Sở là quả vị Toàn giác, và hóa thành là Niết Bàn của Tiểu thừa, Niết Bàn chỉ sánh với trạng thái tiêu của sự giải thoát khỏi tham ái, không có sự soi sáng của tinh thần tích cực. Và, như câu chuyện gợi ý, trước hết Đức Phật nói về sự giới hạn của Niết Bàn theo ý nghĩa tâm lý thông thường. Chỉ khi giáo lý này được thấu hiểu, chỉ khi chúng đệ tử nghỉ ngơi trong hóa thành, rồi ngài mới tiếp tục dẫn họ tới một mục đích tính thần cao hơn là quả vị Toàn giác, Bảo Sở.
Chúng ta có thể dùng cùng câu chuyện để diễn tả tiến trình của thiền định. Khi lần đầu tiên người tới học thiền, họ rất thường hay hỏi ‘Mục đích của thiền là gì?’ Bạn thường không trả lời ngay ‘A, mục đích của thiền là để trở thành Phật’, vì đó là một đích cuối cùng ai cũng muốn có được. Họ không hứng thú với bất kỳ việc gì mang tính tôn giáo hoặc tâm linh; họ chỉ muốn có được sự an tịnh trong tâm trong công việc và đời sống hằng ngày. Và đó là hoàn toàn thực tế thiền cho bạn sự an tịnh trong tâm. Nhưng khi họ đã có thành tựu điều gì đó trong thiền, và họ bắt đầu trải nghiêm sự an tịnh của tâm thông qua thiền định, sau đó họ có thể hỏi ‘Ồ, đây là tất cả, hay có điều gì nữa trong thiền?’ Ngay lúc này bạn có thể nói ‘Vâng, có điều khác nữa chứ. An tịnh trong tâm theo nghĩ tâm lý học thông thường không phải là mục đích cuối cùng của thiền, mà chỉ là giai đoạn trung gian. Vượt qua nó đó là mục đích của tâm linh, Giác ngộ, tuệ tri, tuệ giác, thuật ngữ Phật học gọi là quả vị Toàn giác. Ở đây ‘sự an tịnh của tâm’ là hóa thành trong đó thương nhân được nuôi dưỡng và nghỉ ngơi cho cuộc hành trình dài tới sự Giác ngộ.
Khi Đức Phật kể câu chuyện hóa thành xong, chúng ta bắt đầu thấy sự ảnh hưởng của các câu chuyện tới thính chúng. Lại thêm những vị đệ tử thú nhận sự hiểu biết nông cạn trước đó và tuyên bố sự tán thành của họ về giáo lý mới. Đức Phật thọ ký cho các vị như Phú Lâu Na, cùng với năm trăm vị A La Hán khác, sẽ thành Phật trong tương lai, và trong niềm hân hoan những vị A La Hán này cũng kể một câu chuyện, câu chuyện của gã say và viên ngọc. Lại thêm nhiều vị đệ tử được thọ ký thành Phật, và cuối cùng tất cả những Thanh Văn được cải hóa, và quyết định khao khát hướng đến Vô thượng Chánh Giác như những vị bồ tát.
Dĩ nhiên, có hàng ngàn vị bồ tát hiện diện, chúng bồ tát theo con đường Đại thừa ngay từ lúc đầu. Bây giờ đức Phật quay sang họ và nhấn mạnh rằng kinh Hoa Sen Trắng cực kỳ quan trọng và phải giữ gìn bằng mọi giá. Đức Phật nói, kinh này nên đọc, tụng, sao chép, giảng giải, và ngay cả thờ phụng. Và tất cả bồ tát hứa hộ trì kinh này.
Sau đó, bất ngờ, có điều phi thường xảy ra, phi thường vì những chuẩn mực của kinh này. Giữa hội chúng, từ sâu trong lòng đất, vọt lên một ngôi tháp, rất lớn, không thể tin có ngôi tháp trang nghiêm cao lớn như thế, ngôi tháp cao vút lên bầu trời. Ngôi tháp là một cổ vật, nó có chứa xá lợi, những mảnh xương v.v… của Đức Phật hay một trong các vị đệ tử. Theo kiến trúc trước Phật giáo, những ngôi tháp đầu tiêu rất đơn giản, chỉ là mô đất, một nấm mồ cao. Nhưng ngôi tháp vừa xuất hiện từ lòng đất trong kinh Hoa Sen Trắng chẳng phải làm bằng gạch, chẳng phải bằng đá, cũng không phải bằng cẩm thạch, mà bằng bảy thứ báu, vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, và hổ phách. Lại thêm nữa, nó được trang trí lộng lẫy với cờ và hoa, và đang phát ra ánh sáng, hương thơm và nhạc khắp các hướng.
Nhìn thấy cảnh tượng ngày, tất cả thính chúng kinh ngạc, chỉ có Đức Phật không kinh ngạc, và ngôi tháp khổng lồ cao vút lên trời. Và tất cả chăm chú nhìn ngôi tháp hết sức kinh ngạc, từ trong tháp phát ra giọng nói vang như sấm tán thán ‘hay thay, hay thay, Đức Thích Ca Mâu Ni! Ngài khéo thuyết kinh Hoa Sen Trắng. Tất cả lời ngài nói là chân thật.’ Lúc này chúng đệ tử hết sức mong mỏi trông chờ. Tất cả việc này có ý nghĩa gì? Giọng nói của ai? Ngôi tháp của ai? Do đó Đức Phật giải thích rằng ngôi tháp có chứa toàn thân của vị cổ Phật gọi là Đa Bảo, Prabhutaratna, ngài sống vào hàng triệu triệu năm về trước. Trong thời Đức Đa Bảo ngài có lập thệ nguyện rằng sau khi diệt độ, ngôi tháp có chứa toàn thân của ngài sẽ vọt lên bất cứ nơi nào kinh Hoa Sen Trắng được tuyên thuyết. Lại nữa, ngài đã phát nguyện rằng chính ngài sẽ kiểm nghiệm sự chân thật của giáo lý.
Toàn thể hội chúng rất ấn tượng bởi lời giải thích này, và họ mong mỏi nếu ngôi tháp có thể được mở ra thì họ có thể chiêm ngưỡng thân của vị cổ Phật, vẫn còn nguyên vẹn sau hàng triệu năm. Nhưng Đức Thích Ca Mâu Ni nói với họ rằng điều đó không phải dễ dàng gì. Theo một lời nguyện khác, Đức Đa Bảo đã lập, Đức Thích Ca Mâu Ni phải có đầy đủ vài điều kiện trước khi toàn thân của vị cổ Phật có thể được nhìn thấy. Điều kiện là Đức Thích Ca Mâu Ni phải mời đến hiện tại tất cả các Đức Phật mà ngài đã từng phân thân, và lúc bấy giờ họ đang thuyết giảng chánh pháp khắp cả vũ trụ. Và một khi Đức Thích Ca Mâu Ni tiến đến làm đầy đủ điều kiện, vì thế ước nguyện của đại chúng được chấp nhận. Một lần nữa ngài phát ra ánh hào quang lớn, báo cho các Đức Phật trong mười phương. Lúc đó các đức Phật đó hiểu rằng đây là lời hiệu triệu, và nói với chúng bồ tát ‘Bây giờ Ta làm một chuyến du hành đến thế giới Ta Bà, trải qua hàng triệu dặm, vì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni triệu ta đến.’
Trong Phật giáo, mỗi cõi Phật, mỗi thế giới, có một tên gọi riêng. Cõi chúng ta gọi là cõi Ta Bà, ‘thế giới kham nhẫn’, vì ở đây có nhiều điều phải kham nhẫn. Theo kinh Phật, thế giới chúng ta là không phải làm một cõi hoàn toàn tốt đẹp; có nhiều cõi khác có các Đức Phật và chúng bồ tát ở đó có điều kiện tốt đẹp hơn nhiều. Vì Đức Thích Ca Mâu Ni không muốn các đức Phật được mời đến thấy sự bất toàn của thế giới nhỏ bé của mình, và để chuẩn bị cho việc các Đức Phật đến, ngài biến toàn thể mặt đất có chiếu ánh sáng xanh, như lưu ly, có hàng cây bằng vàng trải rộng khắp tứ phía để tách biệt mặt đất xanh thành những quảng trường. Trong những quảng trường này, chúng ta được nói cho biết, ở đó mọc lên những cây xinh đẹp làm toàn châu báu, cả thân, nhánh, lá, hoa và trái và cao hàng ngàn bộ. Mặt đất được rải đầy hoa trời, khói hương có mùi thơm rất dễ chịu. Và để hoàn thành tiến trình thanh tịnh, tất cả trời và người trong một tích tắc được chuyển đến nơi khác, chúng ta không được cho biết chắc ở đâu, nhưng họ cùng với đường xá, làng mạc, thị trấn, thành phố, núi, sông và rừng, đều biến mất.
Chỉ vừa mới làm thanh tịnh cõi Ta Bà thì năm trăm Đức Phật đến từ mười phương, mỗi vị có một vị đại bồ tát làm thị giả, và an tọa trên 500 tòa sư tử uy nghi dưới 500 cây báu. Khi các Đức Phật vừa đến an tọa trên các tòa báu đã dành sẵn xong, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong tích tắc đã làm thanh tịnh vô số thế giới trong mười phương, và tất cả chúng cũng được vô số đức Phật vừa đến an tọa, tất cả các Đức Phật ngồi dưới cây báu và chấp tay thế hoa sen xá chào Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Lúc bấy giờ các đức Phật, cùng với Bồ tát thị giả, cùng tập hợp lại một nơi, điều kiện được đặt ra bởi đức Đa Bảo đã đầy đủ. Vì thế Đức Thích Ca Mâu Ni bay lên không trung đến khi ngài vừa tầm với cửa chính của tháp, kéo then cửa tháp, và các cánh cửa mở ra với tiếng vang như sấm để thấy toàn thân của Phật Đa Bảo bên trong. Và ngay khi thân của vị cổ Phật có hàng triệu triệu năm tuổi, nó vẫn còn nguyên vẹn, ngồi thế kiết già trong tháp. Với dáng vẻ nghiêm trang, đại chúng cầm hoa báu rải như mưa hoa lên hai Đức Phật.
Và đó không phải chỉ là thân của Phật Đa Bảo còn nguyên vẹn. Thực sự vị cổ Phật vẫn còn sống sau hàng triệu triệu năm, ngài mời đức Thích Ca Mâu Ni đến và chia nửa tòa báu. Đức Thích Ca Mâu Ni đến ngồi cạnh Đức Đa Bảo trong tháp, cảnh tượng biểu trưng này có ý nghĩa rất sâu sắc và trở thành đề tài yêu thích trong hội họa Trung Hoa. Toàn thể đại chúng, nhìn lên không trung nơi hai đức Phật đang ngồi, muốn được lên ngang bằng, vì thế Đức Thích Ca Mâu Ni dùng thần lực và nâng tất cả đại chúng và các đức Phật và Bồ tát, lên không trung cho đến khi họ ngang bằng với Ngài và Đức Đa Bảo.
Và lúc này, Đức Thích Ca Mâu Ni nói với giọng vang vang ‘Ai trong các ngươi có thể nói kinh Hoa Sen Trắng ở cõi Ta Bà? Vào lúc Ta nhập diệt. Ta có thể phó thác kinh Hoa Sen Trắng này cho ai?’ Kế đó một loạt tình tiết được thêm vào kinh sau nội dung chính của nó được hoàn chỉnh, và tôi sẽ lượt bớt, cho ngắn gọn, và vì sợ chúng làm gẫy sự liên tục cả nội dung. Sau phần này, hai vị bồ tát xá chào Đức Phật, và hứa rằng sẽ giữ gìn và truyền bá kinh Hoa Sen Trắng sau khi Phật diệt độ. Và toàn thể các vị A La Hán được thọ ký thành Phật cũng có cùng lời cam kết sẽ hộ trì kinh.
Lúc bấy giờ có hai vị ni hiện diện, đứng khép nép ở một bên. Đó là Ma Ha Ba Xà Ba Đề, dì và dưỡng mẫu của Đức Phật, và Da Thâu Đà La, người vợ trước khi ngài xuất gia, cả hai đều trở thành Tỳ kheo ni sau khi ngài Thành Đạo, dưới sự hướng dẫn của ngài. Họ đang cảm thấy buồn vì không có lời nào đề cập đến sự Giác Ngộ của họ, nhưng Đức Phật trấn an họ với lời cam đoan rằng họ chắc chắn thành Phật trong tương lai. Lúc đó, họ cũng có lời cam kết hộ trì kinh Hoa Sen Trắng.
Có nhiều vị bất thối Bồ tát trong hội chúng. ‘Bất thối’ ở đây có nghĩa là những vị đã tiến xa trong đạo lộ, không còn rơi tình trạng thấp hơn, và dũng mãnh tiến tới quả vị Phật. Bấy giờ họ tuyên bố rằng họ xác quyết làm cho kinh Hoa Sen Trắng được biết đến khắp cả vũ trụ và họ tham dự vào chúng Tỳ kheo xin Phật không cần lo lắng về tương lai của kinh, ngay cả trong những ngày khốn khó nhất, hãy an lòng. Thời kì đen tối đang đến, họ nói, thời kì chiến tranh, hỗn lộn, giết chóc và tội ác, nhưng họ nói với Đức Phật ‘xin đừng lo lắng. Ngay cả thời kỳ khủng hoảng đang đến, chúng con vẫn ghi nhớ lời dạy. Chúng con sẽ giữ gìn, hộ trì và truyền bá kinh này.’
Chúng ta nhanh chóng được hiểu rõ rằng việc hộ trì kinh không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Bồ tát Văn Thù nhận xét rằng đó là trách nhiệm to lớn, và Đức Phật đồng ý, và liệt kê ra bốn phẩm chất, điều mà các Bồ tát muốn hoàn thành sứ mệnh này phải có đầy đủ. Thứ nhất, họ phải hoàn thiện về giới đức. Thứ hai, họ phải giữ mình để ‘hoạt động trong lãnh vực phù hợp’, nghĩa là họ phải tránh hội chúng không thích hợp và thường trú trong hiểu biết như thật các pháp. Thứ ba, họ phải duy trì trạng thái an lạc, hòa bình trong tâm, không bị ảnh bởi tật đố hay ganh tị. Và thứ tư, họ phải trưởng dưỡng tình thương đối với tất cả chúng sinh. Đức Phật giải thích bốn phẩm chất này thêm vài chi tiết, và kế đó kể một câu chuyện khác, truyện Chuyển Luân vương, hoặc vua của thế giới. Chuyển Luân Vương là người vận chuyển Pháp Luân, đó là, người cai trị theo giáo lý của Phật.
Câu chuyện tiếp tục như thế này. Thuở xưa có một vị vua đi xâm chiếm vì muốn mở rộng vương quốc. Quân của ông chiến đấu rất anh dũng vì thế vua rất hài lòng về họ, và ban cho họ tất cả phần thưởng họ xứng đáng có. Ông ban cho họ nhà cửa, đất đai, y phục, đầy tớ, xe ngựa, vàng, bạc, đá quý, quả thực, mọi thứ ông có trong hoàng cung. Chỉ có một thứ ông không cho là viên minh châu trên búi tóc. Tuy nhiên, cuối cùng, ông rất hài lòng với sự dũng cảm của đội quân rồi ông lấy viên minh châu và trao nó cho họ. Cũng vậy, như Đức Phật tiếp tục giải thích, chính ngài giống như vị Chuyển Luân vương. Thấy sự tinh tấn của các đệ tử hành trì theo lời ngài dạy, thấy sự dũng mãnh của họ chiến đấu chống lại Ma vương, ngài ban cho họ thêm nhiều lời dạy và niềm an lạc. Cuối cùng, không có gì giữ lại, ngài ban cho họ giáo lý tối thượng, kinh Hoa Sen Trắng.
Khi nghe câu chuyện này, các đại bồ tát đến từ các hệ thế giới khác cùng với các Đức Phật họ hầu cận. Họ cũng bày tỏ ý nguyện hộ trì kinh. Nhưng Đức Thích Ca nói ‘không, sự hộ trì của các ông không cần thiết. Ta có vô số Bồ tát ở đây ngay ở cõi Ta Bà này, và họ sẽ hộ trì kinh Hoa Sen Trắng sau khi ta diệt độ.’ Khi ngài nói điều này, vũ trụ chấn động, và từ trong lòng đất vọt lên vô số bất thối Bồ tát. Từng vị họ kính lễ các Đức Phật hiện diện, và dâng lời tán thán. Mặc dù điều này mất một khoảng thời gian phi thường, năm mươi tiểu kiếp, trong suốt khoảng thời gian này cả đại chúng điều giữ hoàn toàn im lặng, nó thực sự dường như, thông qua thần lực của Phật, chỉ như nửa ngày trôi qua.
Khi sự kính lễ và xưng tán qua đi, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và bốn vị thượng thủ của các vị bất thối Bồ tát của cõi Ta Bà trao đổi lời chào nhau. Hàm ý dường như Đức Thích Ca Mâu Ni đang tuyên bố các vị Bồ tát mới xuất hiện là đệ tử của ngài. Đại chúng không thể tin vào điều đó. Đức Phật trấn an họ ‘Vâng, các vị Bồ tát đây là đệ tử của Ta, và họ đã theo con đường Đại thừa từ rất lâu rồi. Các vị không thấy họ trước đây vì họ sống dưới cõi Ta Bà.’ Nhưng điều này không đủ thu- yết phục các vị đệ tử còn bối rối. Họ nói ‘hãy nhìn đây, Ngài đạt quả vị Giác ngộ dưới cội cây Bồ đề ở Bodh Gaya chỉ cách đây hơn bốn mươi năm. Làm sao ngài có thể giáo dưỡng vô số Bố tát trong ngần ấy thời gian? Vài trăm, ngay cả vài ngàn, chúng con còn có thể tin, nhưng số Bồ tát này rất nhiều. Và họ dường như thuộc các thời đại quá khứ và thuộc thế giới hệ khác. Làm sao Ngài có thể nói tất cả họ là đệ tử của mình? Điều đó thật buồn cười giống như người trẻ tuổi chỉ mới hai mươi lăm chỉ những người lớn tuổi và nói rằng họ là con của mình.’
Dĩ nhiên, Đức Phật có đáp lại toàn bộ sự hoài nghi này. Và lời đáp này là khám phá trung tâm, như Đại thừa hiểu về nó, làm cho cảnh tượng này trở thành cực điểm của toàn bộ tấn kịch của sự Giác ngộ. Đức Phật nói rằng thực sự ngài không phải thành Phật chỉ có bốn mươi năm trước. Trong thực tế, Ngài nói, Ngài đã thành Phật trong vô lượng, vô số kiếp trước. Nói cách khác, Ngài càng làm phân vân hơn khi tuyên bố rằng ngài là vị Phật bất diệt. Vào lúc này hiển nhiên điều này không còn là Đức Thích Ca Mâu Ni lịch sử đang nói, mà là Pháp thân Phật đang nói. Trong vô lượng kiếp này, Ngài nói, ngài đã thuyết pháp và truyền dạy bằng nhiều sắc tướng khác nhau, trong nhiều thế giới khác nhau. Ngài đã xuất hiện như Đức Phật Nhiên Đăng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và v.v… Ngài thực sự không đản sinh, không chứng đạt quả vị Phật, không nhập diệt, mà chỉ thị hiện như thế, chỉ để khích khuyến mọi người. Nếu Ngài ở lại cùng với họ thường xuyên, Ngài nói, mọi người sẽ không khát ngưỡng với ngài và không hành theo giáo lý. Để minh họa điều này, Ngài kể câu chuyện về vị lương y.
Sự công bố vĩ đại này rằng Đức Phật là vị Phật bất diệt tạo ra ảnh hưởng to lớn tới đại chúng. Chúng đệ tử đạt được nhiều loại thiền quán, thần thông, hiểu biết và an lạc, trong khi hoa, hương, và châu báu mưa xuống từ không trung, nhạc trời trổi dậy vang rền, và vô số Bồ tát xưng tán tất cả các Đức Phật, cuộc trình diễn chuẩn bị khung cảnh thích hợp cho lời dạy tiếp theo của Đức Phật. Vì ngài giải thích ngay rằng sự phát triển niềm tin về sự bất tử, và tin vào ý nghĩa của sự trả lời gây xúc động, là ngang bằng với sự phát triển trí tuệ. Như thế niềm tin, chúng ta có thể nói, là trí tuệ nhấn mạnh vào những lãnh vực xúc cảm tâm linh. Nếu bạn có được niền tin này, bạn sẽ thấy và nghe Pháp thân Phật trên đỉnh Linh Thứu đang thuyết kinh Hoa Sen Trắng không dứt. Lại nữa, Đức Phật nói, công đức nghe kinh Hoa Sen Trắng rất lớn, và công đức truyền bá kinh này còn lớn hơn, và dĩ nhiên việc khinh chê kinh này tội cũng lớn như thế.
Lời khuyên răn này giới thiệu tình tiết về Bồ tát Thường Bất Khinh. Thường Bất Khinh, Đức Phật nói, là vị Bồ tát người sống vào hàng triệu trước. Ông thường đi quanh nói với mọi người ‘Tôi chẳng dám khinh quý ngài. Các ngài tự do làm bất cứ điều gì mình thích. Nhưng tôi khuyên các ngài hãy theo hạnh nguyện Bồ tát vì thế cuối cùng các ngài sẽ thành Phật.’ Vì sao họ nên muốn thành Phật trên cõi này? Nhiều người trong số họ trở nên rất giận dữ họ ngược đãi Bồ tát, đánh ông bằng gậy, ném ông bằng đá, và nói chung ông trải qua một thời gian rất tồi tệ. Tuy nhiên, không có gì làm nản lòng, chịu mọi sự ngược mà không có ác tâm, Thường Bất Khinh chỉ tránh ở khoảng cách an toàn và tiếp tục nói lớn ‘Tôi chẳng dám khinh các ngài. Các ngài tất cả sẽ thành Phật.’ Đó là vì sao ông có tên Thường Bất Khinh. Đức Thích Ca Mâu Ni cuối câu chuyện nói rằng ngài chính là Thường Bất Kinh trong kiếp trước, và vài người trong số người ngược đãi bồ tát trong lúc đó bây giờ là đệ tử của ngài.
Vào lúc này đề cập đến sự trở về của những vì bất thối Bồ tát từ dưới đất. Họ cũng hứa hộ trì kinh Hoa Sen Trắng, và nói rằng họ sẽ thuyết giải kinh khắp cả mười phương. Lời hứa của họ dẫn đến toàn thể vũ trụ phát sáng và xảy ra những điều kỳ diệu. Các cõi Phật trong mười phương bắt đầu chấn động và tất cả dân chúng ở các cõi đó nhìn xuống cõi Ta Bà và hiểu được điều đã tiết lộ, như nhìn xuống xuyên qua độ sâu của nước, và thấy có gì đó ở bên dưới. Họ thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đa Bảo Như Lai ngồi trên tòa hoa sen trong tháp, và thấy vô số đại Bồ tát.
Đức Thích Ca Mâu Ni được chư thiên hoan nghênh tán thán, họ rải hoa, hương thơm, và châu báu kết thành khối rất lớn như những đám mây lớn chung với nhau và kết thành màn báu che kín cả bầu trời. Nhiều điều kỳ diệu xảy ra, đến khi tẩt cả thế giới trong mười phương được nhìn thấy ánh phản chiếu lẫn nhau như hàng triệu chiếc gương phản chiếu, và xuyên thấu xen kẻ lẫn nhau như vô số tia sáng đủ màu sắc. Cuối cùng tất cả thế giới này, cùng với dân chúng, các đức Phật và Bồ tát của các cõi đó, hòa nhập vào tạo thành một cõi Phật, một vũ trụ trong đó Pháp thân Phật ngự trị cao nhất.
Vào lúc cuối, Đức Phật tán thán công đức của kinh, và nhắc nhở đại chúng về tầm quan trọng giữ gìn và truyền bá kinh này. Kế đó ngài bay lên từ tòa sư tử trong không gian và đặt bàn tay phải bắt ấn kiết tường lên đầu vô số bất thối Bồ tát. Cuối cùng, thỉnh cầu các Đức Phật hiện diện trở về bổn quốc, Ngài nói ‘Các Đức Phật, các ngài được an ổn. Hãy để tháp của Phật Đa Bảo được trở lại như trước.’ Mọi người đều vui mừng, như thế màn kịch vĩ đại kết thúc.
Nguyên Đạo dịch Việt ngữ