Nguyên Túc Nguyễn Sung: Thư gửi Thầy
Thương kính gởi Thầy,
Con vẫn đọc hoài những lá thư Thầy gởi cho tăng sinh, và cho tuổi trẻ Phật Giáo Việt Nam. Mỗi lần đọc thư Thầy, con lại lặng người, suy tư sâu lắng qua từng câu chữ về một giai đoạn trầm suy của Phật giáo Việt Nam, và những thách thức trăm năm mà tuổi trẻ đang phải đối mặt. Mỗi lần đọc thư Thầy, con đều cảm nhận được một nguồn cảm hứng mới mẻ, một sự đồng cảm sâu sắc với những vấn đề mà Thầy gửi gắm. Mỗi tờ thư không chỉ là một bức tranh về tình hình hiện tại, mà còn là một bản đồ, chỉ dẫn chúng con tới tương lai nhập thế của Phật Giáo Việt Nam.
Tự tận đáy lòng, con biết ơn Thầy khai sáng cho chúng con những góc nhìn sáng suốt, cho chúng con thấy được tuệ giác của Thầy qua những vấn đề xã hội mà tuổi trẻ chúng con quen dần, bỏ qua trong thế giới đang thay đổi không ngừng. Thầy đã chỉ cho chúng con con đường Phật Giáo Việt Nam đang hướng tới, dưới sự ảnh hưởng của văn minh Phương Tây – con đường đó nhiều chông gai, nhưng cũng đầy hy vọng. Chúng con có duyên lành được nuôi dưỡng trong tổ chức GĐPT và được sinh sống ở Hoa Kỳ, đất trời tự do, đạo vàng tỏa sáng. Giữ gìn văn hóa dân tộc Việt luôn là một trong những mục đích hội nhập của tổ chức chúng con. Thầy dặn dò về sự đi xuống của đạo đức tâm linh, đã cho chúng con sự cảnh tỉnh. Trong khi đón nhận những thay đổi mới của xã hội, việc gìn giữ bản chất văn hóa và đạo Phật là việc làm quan trọng, nên coi đó cũng là sự nghiệp của tuổi trẻ Phật Giáo Việt Nam. Những dòng thư của Thầy thật thanh thoát và sâu sắc, giúp chúng con thấy được sự dung hòa giữa phát triển và bảo tồn.
Thầy ơi! Con lại xúc động khi cảm được lòng ưu ái của Thầy cho tuổi trẻ chúng con trong và ngoài nước. Thầy đau lòng khi thấy chúng con đang bị kẹt giữa dòng chảy nóng bỏng, xoáy mạnh của sự toàn cầu hóa, chi phối bởi chính trị và áp lực xã hội; chúng con lạc lối, đối diện nguy cơ mất đi gốc rễ văn hóa và tâm linh. Lời của Thầy là những lời kêu gọi hành động, vượt qua sự vô tâm trong giáo dục, và “toa thuốc ru ngủ” đã được kê theo truyền thống. Chúng con nên thấy mình là những nhà giáo dục và lãnh đạo tôn giáo.
Bao thế hệ huynh trưởng Vạn Hạnh của GĐPT chúng con được tiếp cận với hai tác phẩm Duy Ma Cật và Thắng Man của Thầy. Chúng con thấy ở cuộc đời hành hoạt của Thầy với đại nguyện của một đạo Phật nhập thế, hùng tráng vững chãi như bên chúng ta, luôn có Cha là ngài Duy Ma, Mẹ là ngài Thắng Man phu nhân, và anh em là Thiện Tài bồ tát. Dù biết những thử thách lớn nhỏ vẫn ở cùng dòng đời, nhưng Thầy vẫn tin và đặt hy vọng ở tiềm năng của tuổi trẻ chúng con, mong chúng con lớn lên, gắn kết nhau với nền tảng đạo đức tâm linh, bước vững vàng với trí tuệ và lòng nhân ái. Điều này chứng tỏ niềm tin bất thối chuyển của Thầy vào chúng con và sức mạnh tiếp tục con đường phục hồi và xiển dương Phật Giáo Việt Nam Thống nhất.
“Tuổi trẻ học Phật không có mục đích trở thành nhà nghiên cứu Phật học, mà học Phật là tự thực tập khả năng tư duy bén nhạy, linh hoạt, để có thể nhìn thẳng vào vào bản chất sự sống.” Thầy trải lòng như vậy. Thư của Thầy như một kim chỉ nam dẫn đường, thúc đẩy chúng con suy gẫm, tự điều chỉnh, và dám phát nguyện hướng dẫn đàn em và bảo tồn đạo đức tâm linh quý báu của chúng ta.
Qua thư của Thầy, con hiểu được tinh thần nhập thế của tổ chức GĐPT. Đạo Phật ra đời vì con người, và cùng con người tìm phương cách giải quyết khổ đau và đi đến một thế giới an lạc trên trái đất này. Từ đó, chúng con thấy tổ chức GĐPT được hình thành thật “vi diệu” với mục đích thật khế cơ khế lý (hợp đạo lợi đời) theo nhân sinh quan Phật Giáo. Đây là điều vi diệu – vì việc sáng lập tổ chức GĐPT nói lên sự sáng tạo của các bậc tiền bối với ý tưởng giáo dục Phật giáo cho tuổi trẻ. Đây là ý tưởng mới nhất thời bây giờ, và chỉ có ở Việt Nam mới hình thành được. Tuy nhiên, con người thay đổi, xã hội thay đổi, đối tượng giáo dục thay đổi, khi tổ chức chỉ còn tính “khế cơ” (hành chánh, nội quy, quy chế, cấp bậc…) mà mất dần tính “khế lý”, thì thật sự GĐPT sẽ chỉ còn là nhãn hiệu, mà không có thực tướng. Vì con người, nên Đạo Phật tự thân luôn chuyển mình trong sứ mệnh “cứu khổ” – đẩy lùi các quan điểm siêu hình, các triết lý khô cằn trừu tượng, để thở cùng nhịp thở sống động của nhân gian con người. Vì đàn em, nên GĐPT cũng tự thân phải chuyển mình để hội nhập vào các quốc độ khác nhau. Không đáp ứng được nhu cầu, và sự hiểu biết của thế hệ trẻ thời đại, GĐPT sẽ “già cỗi”, “rút lui” nhường vị trí của mình cho các tổ chức giáo dục khác, đó là điều tất yếu.
Qua thư của Thầy, con hiểu được hạnh nguyện bồ tát không chỉ ngày một ngày hai là xây dựng được, mà đó là con đường đau thương có máu và nước mắt, có tù đày, gông cùm xiềng xích. GĐPT có mặt ở các quốc độ có nền tự do dân chủ, càng nên nuôi dưỡng chất liệu “sống đạo trong đời.” Đạo Phật cho chúng ta niềm tin rằng; bằng Tình Thương lớn, chúng con đến với GĐPT và tự vác lên vai trách nhiệm giáo dục tuổi trẻ Phật giáo; bằng Trí Tuệ lớn, chúng con xây con thuyền GĐPT to lớn hơn, chở nhiều hơn, đi xa hơn, an toàn hơn; và bằng Tinh Thần Dũng lớn, chúng con có đủ can đảm để thay đổi, làm mới con thuyền đó, để đủ điều kiện “tự lợi và lợi tha” để giữ gìn tổ chức GĐPT.
Tổ chức GĐPT Việt Nam và chính chúng con đang thay đổi, đổi mới hàng ngày, để sống hòa nhập vào xã hội Hoa-Kỳ. Sự thay đổi đó đang đòi hỏi sự thay đổi về nhiều mặt của tổ chức GĐPT từ đó tổ chức GĐPT mới có thể hoàn thành sứ mệnh giáo dục của mình trên đất người. Chúng con chọn con đường LAM trên đất người, tức là chúng ta chọn thế hệ đàn em sinh ra và lớn lên tại đất người là những nhân tố để kế thừa truyền thống Phật Giáo Việt Nam và phát triển tổ chức GĐPT trong một quốc độ khác. Quốc độ mà đòi hỏi ở chúng con phải luôn đi tìm cái mới, những cái mới trong kiến thức tổ chức, kiến thức chuyên môn, cái mới trong tâm hồn mình, cái mới trong sự an lạc tỉnh thức… từ đó chúng con mới thực sự Hiểu và Thương đàn em của mình, và cũng từ đó chúng ta mới hy vọng đóng góp vào việc tạo dựng và phát triển cái mới cho tổ chức GĐPT tại Hoa-Kỳ.
Năm tháng có thể trôi qua, lời thư Thầy vẫn còn đó. Thời đại có thể thay đổi như sự thăng trầm của Đạo Pháp và dân tộc, nhưng rõ ràng trọng trách gieo trồng và chăm sóc hạt Bồ Đề lại luôn ở trên đôi vai của bao đời tiếp nối theo dòng lịch sử của Phật Giáo Việt Nam. Thông điệp của Thầy nhắc nhở chúng con Thời Đại Mới và Xã Hội Mới tự nhiên tạo ra một thế hệ đàn em đối diện với những yêu cầu phẩm chất mới, những thách thức mới mà các nhà lãnh đạo tôn giáo dù đang ở bất cứ quốc gia nào cũng đang đứng trước những thay đổi cần thiết để giữ đại nguyện phụng sự của mình. Hiểu được đạo lý Duyên Khởi, với cái nhìn sáng về con người – lý tưởng sống nhập thế cho chúng con sống một đời sống có ý nghĩa – vượt qua sóng gió đời, để tiếp tục hạnh nguyện Bồ Tát.
Đêm nay, thêm một lần con đọc thư của Thầy. Con ngồi hít thở với Thầy, mà trong lòng thương Thầy quá. Mỗi một hơi thở ra vô của con càng nhẹ nhàng với năng lượng sống con càng thương Thầy đang thở trong cái đau duyên bịnh của thể xác. Và con sợ… sợ cái chết, sợ Thầy sẽ đi xa mãi mãi.
Dù biết trong dòng chảy thăng trầm của thời gian, bản chất phù du của cuộc sống trở nên rõ ràng; dù biết sẽ có một ngày, đâu đó chỉ còn lại một ký ức mơ hồ, một dấu vết trong biên niên sử của thời gian; tuy nhiên, con tin, giữa sự phù du này, nhưng di sản của Thầy tồn tại vững chắc và bất tử.
Con đang suy nghĩ về sức mạnh của một bức thư – được viết với những giấc mơ, hy vọng, và tình thương chân thật. Con nghe tiếng lòng của Thầy qua những dòng thư được viết với tình thương lớn như vậy. Một bức thư như vậy không chỉ chứa đựng ngôn từ lời nói; nó giữ trong đó nhịp đập trái tim của Thầy. Dù ngày mai, Thầy đi xa, khi thập kỷ chuyển thành thế kỷ, thế giới xung quanh có thể thay đổi, khi đọc những bức thư này, như một cửa sổ đang mở ra, cho phép thế hệ chúng con nhìn vào một trái tim, một giấc mơ Trường Sơn, một ngọn hải đăng từng sáng và sẽ sáng mãi trong đời.
TUỆ (慧) đăng tỏa ba đào, khai tâm Trí thông Thiếu thất SĨ (士) thệ độ ngũ trược, khởi niệm Từ vượt Lục môn
Kính thương Thầy
Con
Nguyên Túc Nguyễn Sung
Dear beloved Thầy,
I still endlessly reread letters that you sent to the monastic students and Vietnamese Buddhist youth. Every time I read your letters, I’m drawn into deep thoughts, reflecting on the challenging period of Vietnamese Buddhism and the century-old challenges that youth must face. Each reading offers fresh inspiration and profound empathy for your shared issues. Each letter not only paints a picture of the current situation but also serves as a map, guiding us toward the worldly future of Vietnamese Buddhism.
From the bottom of my heart, I’m grateful for your illuminating insights, revealing your wisdom on societal matters that youth is accustomed to and tends to overlook in this ever-changing world. You’ve shown us the path Vietnamese Buddhism is moving toward with Western influence
— a path filled with obstacles but also with hope. We are fortunate to be nurtured by the Vietnamese Buddhist Youth Association and to live in the United States, the land of freedom and where profound Buddha teachings shine. Preserving Vietnamese culture has always been a core integration objective of our organization. Your warnings of the decline in spiritual morality serve as a wake-up call. You advise us that while embracing societal changes, it is crucial to retain the essence of our culture and Buddhist teachings and consider it the duty of Vietnamese Buddhist youth. Your eloquent and profound letters help us understand the balance between growth and preservation.
Dear beloved Teacher, I’m moved each time I feel your loving concern for the youth both at home and abroad. You are pained when you see that we are caught in the turbulent wave of globalization, influenced by politics and societal pressures, when we are lost and at risk of losing our cultural and spiritual roots. Your words are a call to action, urging us to transcend the apathy in education and the “sleeping pills” traditionally prescribed. We must see ourselves as educators and religious leaders.
Generations of Vạn Hạnh leaders in the Vietnamese Buddhist Youth Association have been exposed to your works, Vimalakirti Sutra and Srimala Sutra. Through your work, we see the grand vision of an integrated Buddhism firmly supporting us with the presence of Father figure Vimalakīrti Nirdeśa, Mother figure Queen Srimala, and Thiện Tài Đồng Tử figure our brothers and sisters. Despite knowing the challenges ahead, you place your trust and hope in the potential of our youth, wishing us to grow, stay connected with a moral and spiritual foundation, and act confidently with wisdom and compassion. This is a testament to your unshakable faith in us and the enduring strength to restore and elevate a unified Vietnamese Buddhism.
“Studying Buddhism to youth isn’t about becoming a Buddhist scholar, but rather about nurturing sharp and agile thinking in order to look directly into the nature of life,” you’ve wholeheartedly shared. Your letters act as a compass, prompting introspection, self-adjustment, and fostering a commitment to guide younger generations and preserve our precious spiritual values.
Through your letters, I grasp the worldly nature of the Vietnamese Buddhist Youth Association. Buddhism exists for the people and, with them, finds ways to alleviate suffering and lead to a harmonious world. This realization affirms the “miraculous” formation of the Vietnamese Buddhist Youth Association, seamlessly integrating worldly and spiritual perspectives according to the Buddhist way. The organization’s existence speaks to the innovation of our predecessors, who conceptualized Buddhist education for the youth. Yet, with societal shifts, if the organization only adheres to administrative norms and loses its essence, it risks becoming a just label. For the sake of humanity, Buddhism always transforms itself in the mission of “alleviating suffering” – pushing back metaphysical views and dry, abstract philosophies to be in sync with the world. For the sake of its youth members, the Vietnamese Buddhist Youth Association must also transform itself to integrate into different cultural contexts continuously. Failing to meet the needs and understanding of the young generation of our time, the Vietnamese Buddhist Youth Association will “age,” “withdraw,” and cede its position to other educational organizations; this is an inevitable outcome.
Through your letters, I understand that Bodhisattva’s aspiration isn’t something that can be built in a day or two, but it is a path filled with blood and tears, imprisonment, and the weight of chains. The Vietnamese Buddhist Youth Association is present in countries with democratic freedoms, which is all the more reason to nurture the essence of “living the Dharma in life.” Buddhism teaches us that, with great compassion, we come to the Vietnamese Buddhist Youth Association and shoulder the responsibility of educating Buddhist youth; with great wisdom, we build a larger vessel to carry more, go farther and safer; and with great Perseverance, we have the courage to evolve and ensure that ship is equipped with the conditions of “self-benefit and benefiting other” ‘in order to preserve the Vietnamese Buddhist Youth Association.
The Vietnamese Buddhist Youth Association, and we ourselves, are undergoing daily changes and innovations to integrate into American society. This demands a multifaceted transformation to allow the Vietnamese Buddhist Youth Association to fulfill its educational mission abroad. We have chosen the path of the GRAY color uniform in a foreign land, which means we have chosen the generation of young people born and raised on this land as the elements to inherit the traditions of Vietnamese Buddhism and develop the Vietnamese Buddhist Youth Association on a different scale. This foreign land demands from us a continuous search for new knowledge about the organization, new skills, new developments in our own hearts and souls, and new aspects of mindfulness and happiness… Only through this can we truly Understand and Love our younger generation. Hence, only through this can we hope to contribute to the evolution of the Vietnamese Buddhist Youth Association in the United States.
Years may pass, but the teachings of your letters still remain. Despite temporal shifts and the ups and downs of the Dharma and our country, the responsibility of sowing and nurturing the Bodhi seed always rests on the shoulders of successive generations in the history of Vietnamese Buddhism. Your message reminds us that the New Era and the New Society naturally give rise to a generation of youth facing new ethical demands and challenges. Regardless of where they are, religious leaders are confronting necessary changes to uphold their noble missions. Understanding the principle of Dependent Origination, with a clear human-centric vision, allows us to lead a meaningful life, weathering the chaos of life to continue Bodhisattva’s aspiration.
Tonight, once again, I read your letter. Sitting and breathing with you, I find my heart overflowing with affection. Each exhale and inhale makes me cherish you even more, thinking of the pain you endure. And I fear… fear of death, fear that you’ll depart forever.
Though I am aware of life’s impermanence and that, eventually, all that remains is a vague memory, a footprint in time, your legacy stands firm and immortal amidst this transience.
I’m reflecting on the power of a letter – written with dreams, hopes, and genuine love. I hear your heart’s whisper in these loving lines. Such a letter not only contains words spoken; it holds the rhythm of your heart. Even if tomorrow you depart, as decades turn into centuries and the world transforms, reading these letters is like an open window, offering a glimpse into a heart, a Trường Sơn dream, a lighthouse that once shone and will shine forever.
With all my deep respect and love,
Your student,
Nguyên Túc Nguyễn Sung
Trích: Kỷ yếu tri ân HT Thích Tuệ Sỹ | Hội đồng Hoằng Pháp ấn hành tháng 10/2023