Thích Nữ Thanh Trì: Duy Thức Tam Thập Tụng – đối chiếu phiên dịch
Triṃśikāvijñaptimātratākārikā
Duy Thức Tam Thập Tụng – Đối chiếu Phiên dịch
Về điển tịch
Duy Thức Tam Thập Tụng là tác phẩm của Thế Thân (Vasubandhu), tóm tắt con đường tu đạo chủ yếu dựa vào học thuyết duy thức của học phái Du Già Hành (Yogācāra), cũng là tác phẩm tiêu biểu nhất nói về học thuyết này, được lưu truyền rộng rãi trong các truyền thống Phật giáo thuộc Bắc truyền.
Bản dịch tiếng Việt này được dịch chủ yếu từ Sanskrit, ngoài ra cũng tham khảo bản Tây Tạng, và về từ ngữ Phật học Hán Việt phần lớn sử dụng dịch ngữ của Huyền Trang (Taisho No.1586), do Thích Nữ Thanh Trì dịch Việt.
Tác phẩm Duy Thức Tam Thập Tụng hiện không thấy văn bản do Thế Thân tự chú, nhưng có khá nhiều bản chú giải, trong hệ văn bản của Phật giáo Ấn Độ có bản chú giải của Sthiramati và của Vinītadeva, bản dịch Việt này tham khảo cách lý giải của Sthiramati dựa vào bản hiệu chính sau:
Harmut Buescher, 2007, Sthiramati’s Triṃśikāvijñapti : Critical editions of the Sanskrit text and its Tibetan Translation, Verlag der Österreichischen Akademie der Wissenschaften, — (Sitzungsberichte / Österreichische Akademie der Wissenschaften, Philosophisch-Historische Klasse ; 768. Bd.) (Beiträge zur Kultur- und Geistesgeschichte Asiens ; Nr. 57).
Kệ thứ nhất:
ātmadharmopacāro hi vividho yaḥ pravartate/
vijñānapariṇāme ‘sau/ pariṇāmaḥ sa ca tridhā //1//
/ bdag daṅ chos su ñer ‘dogs pa // sna tshogs dag ni gaṅ byuṅ ba /
/ de ni rnam par śes par gyur // gyur pa de yaṅ rnam gsum ste /
由假説我法 有種種相轉
彼依識所變 此能變唯三
Đúng thật, [trong thế gian và trong thánh giáo] có / xảy ra nhiều thứ giả thuyết (được hư cấu theo ngôn ngữ) về ngã và pháp, điều đó là y cứ vào thức chuyển biến [mà xảy ra]. Và chuyển biến ấy có 3 chủng loại.
Kệ thứ hai:
vipāko mananākhyaś ca vijñaptir viṣayasya ca |
tatrālayākhyaṃ vijñānaṃ vipākaḥ sarvabījakam || 2 ||
/ rnam par smin daṅ ṅar sems daṅ // yul la rnam par rig pa’o /
/ de la kun gźi rnam śes ni // rnam smin sa bon thams cad pa /
謂異熟思量 及了別境識
初阿頼耶識 異熟一切種
[Ba chủng loại ấy] được gọi là [1] Dị thục, Tư lương và Liễu biệt cảnh. Trong đó, Dị thục là thức được mang tên là A-lại-ya, là cái có tất cả chủng tử.
[1] Theo chú thích của Sthiramati thì ākhya gắn với cả 3 tên gọi dị thục, tư lương và liễu biệt cảnh.
Kệ thứ 3:
asaṃviditakopādisthānavijñaptikaṃ ca tat |
sadā sparśa manaskāravitsañjñācetanā ‘nvitam || 3 ||
/ de ni len pa dag daṅ gnas // rnam par rig pa mi rig pa /
/ rtag tu reg daṅ yid byed daṅ // rig daṅ ‘du śes sems par ldan /
不可知執受 處了常與觸
作意受想思 相應唯捨受
Và [thức a-lại-ya] ấy có chấp thọ bất khả tri và xứ liễu biệt bất khả tri [2]. Thường tương ưng với xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư.
[2] Có sự lý giải khác nhau về câu ab này giữa giải thích của Sthiramati và Thành duy thức luận. Việt dịch trên là dựa vào Sthiramati.
(Sthi: Thức này không phải không có sở duyên và hành tướng mà là không thể biết. Tức sở duyên và hành tướng của A-lại-ya là bất khả tri. Bởi vì thức a-lại-ya có khởi lên 2 thứ, đó là sự liễu biệt về chấp thọ ở bên trong (bất khả tri) và sự liễu biệt về xứ của hành tướng bất khả tri ở bên ngoài.)
Kệ thứ 4:
upekṣā vedanā tatrānivṛtāvyākṛtaṃ ca tat |
tathā sparśādayas tac ca vartate srotasaughavat || 4 ||
/ de la tshor ba btaṅ sñoms te // de ni ma bsgribs luṅ ma bstan /
/ reg la sogs pa’aṅ de bźin no // de ni rgyun ‘bab chu bo bźin /
是無覆無記 觸等亦如是
恒轉如瀑流
Trong trường hợp ấy là xả thọ. Và nó thuộc vô phú vô ký. Xúc v.v… cũng thế. Và nó chuyển khởi như dòng bộc lưu.
Kệ thứ 5:
tasya vyāvṛtir arhatve/
tad āśritya pravartate |
tadālambaṃ manonāma vijñānaṃ mananātmakam || 5 ||
/ dgra bcom ñid na de ldog go // de la gnas te rab ‘byuṅ źiṅ /
/ de la dmigs pa yid ces bya // rnam śes ṅar sems bdag ñid can /
阿羅漢位捨
次第二能變 是識名末那
依彼轉縁彼 思量爲性相
Sự diệt tận [3] của nó là ở quả vị A-la-hán.
Nương vào nó (a-lại-ya), duyên vào nó mà thức lấy ý làm tự thể có tên gọi là mạt-na sinh khởi.
[3] Theo giải thích của Sthi thì vyāvṛti (diệt tận) ở đây cũng đồng nghĩa với parāvṛti hay parivṛti (chuyển y). “những thô trọng vốn y cứ nơi thức alaya bị diệt trừ hoàn toàn nên nói là alaya thức diệt tận.” (ālayavijñānāśrita dauṣṭhulyaniravaśeṣaprahāṇād ālayavijñānaṃ vyāvṛttaṃ bhavati). Tức là, nói rằng thức alaya diệt tận là vì phiền não nơi alaya diệt.
Kệ thứ 6:
kleśaiś caturbhiḥ sahitaṃ nivṛtāvyākṛtaiḥ sadā |
ātmadṛṣṭyātmamohātmamānātmasnehasañjñitaiḥ || 6 ||
/ bsgribs la luṅ du ma bstan pa’i // ñon moṅs bźi daṅ rtag tu ‘grogs /
/ bdag tu lta daṅ bdag tu rmoṅs // bdag rgyal bdag chags ‘du śes pa /
四煩惱常倶 謂我癡我見
并我慢我愛 及餘觸等倶
有覆無記攝
Thường cùng với 4 thứ phiền não hữu phú vô ký có tên là ngã kiến, ngã si, ngã mạn, ngã ái.
Kệ thứ 7:
yatrajas tanmayair anyaiḥ sparśādyaiś cārhato na tat |
na nirodhasamāpattau mārge lokottare na ca || 7 ||
/ gaṅ du skyes pa de’i’o gźan // reg sogs kyaṅ de dgra bcom med /
/ ‘gog pa’i sñoms par ‘jug la med / / ‘jig rten ‘das pa’i lam na’aṅ med /
隨所生所繋
阿羅漢滅定 出世道無有
Sinh ra ở đâu thì cùng với cái được tạo thành từ ở đó [4]. Và cũng cùng với xúc v.v… khác [của nhóm tâm sở biến hành] [5]. Ở [quả vị] A-la-hán, nó sẽ không còn. Ở Diệt Tận Định và Xuất Thế Gian Đạo cũng không.
[4] yatrajas tanmayair : câu này là tiếp theo của câu kệ 6cd. Nơi chốn ở đây chỉ cho tam giới cửu địa.
[5] Anya (khác) ở đây được Sthi giải thích rằng, 5 tâm sở biến hành tương ưng với thức này là hữu phú vô ký, 5 biến hành này cũng tương ưng với căn bản thức nhưng đó là vô phú vô ký. “Khác” ở đây là mặt khác, phương diện khác của 5 biến hành.
Kệ thứ 8:
dvitīyaḥ pariṇāmo ’yaṃ tṛtīyaḥ ṣaḍvidhasya yā |
viṣayasyopalabdhiḥ sā kuśalākuśalādvayā || 8 ||
/ ‘di ni gyur pa gñis pa’o // gsum pa yul rnam drug po la /
/ dmigs pa gaṅ yin de dag ste // dge daṅ mi dge gñi ga min /
次第三能變 差別有六種
了境爲性相 善不善倶非
Trên đây là [Thức năng] biến thứ hai. [Thức năng biến] thứ ba gồm có 6 thứ, là cái liễu đắc cảnh. Nó [có tánh] thiện, bất thiện, không cả hai [6].
[6] không cả hai (câu phi, advaya): không phải thiện không phải ác(bất thiện), tức cách nói khác của vô ký (avyākṛta).
Kệ thứ 9:
sarvatragair viniyataiḥ kuśalaiś caitasair asau |
samprayuktā tathā kleśair upakleśais trivedanā || 9 ||
/ kun tu ‘gro daṅ bye brag nges // sems las byuṅ ba dge ba daṅ /
/ de bźin ñon moṅs ñe ñon moṅs // tshor ba gsum daṅ de mtshuṅs ldan /
此心所遍行 別境善煩惱
隨煩惱不定 皆三受相應
[Nhóm thức] này tương ưng với các tâm sở biến hành, biệt cảnh, thiện. Cũng thế, [cũng tương ưng] với phiền não và tuỳ phiền não. [Còn thọ tâm sở thì] có 3 thọ.
Kệ thứ 10:
ādyāḥ sparśādayaś chandādhimokṣasmṛtayaḥ saha |
samādhidhībhyāṃ niyatāḥ śraddhātha hrirapatrapā || 10 ||
/ daṅ po’i reg la sogs pa daṅ // ‘dun mos dran daṅ bcas pa daṅ /
/ tiṅ ṅe ‘dzin blo bye brag des // dad daṅ ṅo tsha khrel yod daṅ /
初遍行觸等 次別境謂欲
勝解念定慧 所縁事不同
善謂信慚愧
Cái đầu tiên (biến hành) là xúc v.v… Biệt cảnh là dục, thắng giải, niệm, cùng với định, huệ. Và tiếp theo là tín, tàm, quý.
Kệ thứ 11:
alobhādi trayaṃ vīryaṃ praśrabdhiḥ sāpramādikā |
ahiṃsā kuśalāḥ kleśā rāgapratighamūḍhayaḥ || 11 ||
/ ma chags la sogs gsum brtson ‘grus // śin tu sbyaṅs daṅ bag yod bcas /
/ rnam mi ‘tshe dge ñon moṅs ni // ‘dod chags khoṅ khro gti mug daṅ /
無貪等三根
勤安不放逸 行捨及不害
煩惱謂貪瞋
Ba thứ vô tham, [vô sân, vô si], cần, khinh an, bất phóng dật và cái đi cùng (hành xả), bất hại. [Những tâm sở này] là thiện [tâm sở]. Phiền não [tâm sở] là tham, sân, si,
Kệ thứ 12:
mānadṛgvicikitsāś ca krodhopanahane punaḥ |
mrakṣaḥ pradāśa īrṣyātha mātsaryaṃ saha māyayā || 12 ||
/ ṅa rgyal lta ba the tshom mo // khro daṅ khon du ‘dzin pa daṅ /
/ ‘chab daṅ ‘tshig daṅ phrag dog daṅ // ser sna daṅ ni sgyur bcas daṅ /
癡慢疑惡見
隨煩惱謂忿 恨覆惱嫉慳
Và mạn, [ác] kiến, nghi. Và lại nữa, phẫn, hận, phú, não, tật, tiếp theo là xan cùng với cuống,
Kệ thứ 13:
śāṭhyaṃ mado vihiṃsāhrīr atrapā styānam uddhavaḥ |
āśraddham atha kausīdyaṃ pramādo muṣitāsmṛtiḥ || 13 ||
/ g-yo rgyags rnam ‘tshe ṅo tsha med // khrel med rmugs daṅ rgod pa daṅ /
/ ma dad pa daṅ le lo daṅ // bag med pa daṅ brjed ṅas daṅ /
誑諂與害憍 無慚及無愧
掉擧與惛沈 不信并懈怠
siểm, kiêu, hại, vô tàm, vô quý, hôn trầm, trạo cử, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm,
Kệ thứ 14:
vikṣepo ’samprajanyaṃ ca kaukṛtyaṃ middham eva ca |
vitarkaś ca vicāraś cety upakleśā dvaye dvidhā || 14 ||
/ rnam g-yeṅ śes bźin ma yin daṅ // ‘gyod daṅ gñid kyaṅ de bźin te /
/ rtog pa daṅ ni dpyod pa daṅ // ñe ba’i ñon moṅs gñis rnam gñis /
放逸及失念 散亂不正知
不定謂悔眠 尋伺二各二
tán loạn, bất chánh tri, hối, miên, tầm và từ là tuỳ phiền não [tâm sở]. Hai cặp [sau cùng: hối, miên và tầm, từ) có hai chủng loại (nhiễm ô và bất nhiễm ô) [7].
[7] Theo Câu-xá thì 4 tâm sở hối, miên, tầm, từ này thuộc nhóm bất định (aniyatā).Trong bản dịch của Huyền Trang cũng chia bốn thứ này thuộc về nhóm tâm sở bất định. Tuy nhiên, bản kệ của Vasubandhu không có tên gọi nhóm tâm sở bất định (cả phần tổng quát (k.9) và phần chi tiết ở trên) mà gộp vào trong nhóm tâm sở tuỳ phiền não. Theo giải thích của Sthiramati và Vīnitadeva thì 4 tâm sở hối, miên, tầm, từ này có hai chủng loại, nhiễm ô và bất nhiễm ô, phần nhiễm ô thuộc về nhóm tuỳ phiền não. Ngoài ra không giải thích gì thêm.
Kệ thứ 15:
pañcānāṃ mūlavijñāne yathāpratyayam udbhavaḥ |
vijñānānāṃ saha na vā taraṅgāṇāṃ yathā jale || 15 ||
/ lṅa rnams rtsa ba’i rnam śes las // ji lta’i rkyen las ‘byuṅ ba ni /
/ rnam śes lhan cig gam ma yin // chu la rlabs rnams ji bźin no /
依止根本識 五識隨縁現
或倶或不倶 如濤波依水
Nương theo thức căn bản, tuỳ theo duyên mà năm [thức thân] sinh khởi. Các thức [này] có trường hợp thì cùng nhau sinh khởi, có trường hợp thì không [8]. Cũng giống như sóng dựa vào nước [mà sanh khởi].
[8] Ngũ thức câu khởi này về sau có nhiều giải thích khác nhau.
Kệ thứ 16:
manovijñāna sambhūtiḥ sarvadāsañjñikād ṛte |
samāpattidvayān middhān mūrchanād apy acittakāt || 16 ||
/ yid kyi rnam śes ‘byuṅ ba ni // rtag tu’o ‘du śes med pa daṅ /
/ sñoms par ‘jug pa rnam gñis daṅ // sems med gñid daṅ brgyal ma gtogs /
意識常現起 除生無想天
及無心二定 睡眠與悶絶
Ý thức (thức thứ sáu) thì thường hiện khởi. Ngoại trừ cõi trời vô tưởng, hai thứ định (vô tưởng định, diệt tận định), và hai trạng thái không ý thức là ngủ và thất thần.
Kệ thứ 17:
vijñānapariṇāmo ’yaṃ vikalpo yad vikalpyate |
tena tan nāsti tenedaṃ sarvaṃ vijñaptimātrakam || 17 ||
/ rnam par śes par gyur pa ‘di // rnam rtog yin te de yis gaṅ /
/ rnam brtags de med des na ‘di // thams cad rnam par rig pa tsam /
是諸識轉變 分別所分別
由此彼皆無 故一切唯識
Trên đây là thức chuyển biến, là vikalpa / phân biệt. Cái bị nhận thức phân biệt bởi nó (thức chuyển biến, phân biệt), cái đó không tồn tại. Cho nên, tất cả ấy là duy thức.
Kệ thứ 18:
sarvabījaṃ hi vijñānaṃ pariṇāmas tathā tathā |
yāty anyonyavaśād yena vikalpaḥ sa sa jāyate || 18 ||
/ rnam śes sa bon thams cad pa // phan tshun dag gi dbaṅ gis na /
/ de lta de ltar ‘gyur bar ‘gro // des na rnam rtog de de skye /
由一切種識 如是如是變
以展轉力故 彼彼分別生
Thật vậy, thức có tất cả chủng tử, do sức hỗ tương mà [thức] chuyển biến cứ như thế mà triển chuyển, và do đó, phân biệt ấy thế ấy thế được sanh khởi.
Kệ thứ 19:
karmaṇo vāsanā grāhadvayavāsanayā saha |
kṣīṇe pūrvavipāke ’nyadvipākaṃ janayanti tat || 19 ||
/ las kyi bag chags ‘dzin gñis kyi // bag chags bcas pas sṅa ma yis /
/ rnam par smin pa zad nas gźan // rnam smin skyed pa de yin no /
由諸業習氣 二取習氣倶
前異熟既盡 復生餘異熟
Nghiệp tập khí đi cùng với nhị thủ tập khí. Khi dị thục trước lắng xuống thì nó sanh khởi ra dị thục khác.
Kệ thứ 20:
yena yena vikalpena yad yad vastu vikalpyate |
parikalpita evāsau svabhāvo na sa vidyate || 20 ||
/ rnam par rtog pa gaṅ gaṅ gis // dṅos po gaṅ gaṅ rnam brtags pa /
/ de ñid kun tu brtags pa yi // ṅo bo ñid med de med do /
由彼彼遍計 遍計種種物
此遍計所執 自性無所有
Do sự phân biệt thế này thế kia mà sự vật thế này thế kia được phân biệt. Đây chính là biến kế sở chấp tự tánh. [Biến kế sở chấp tánh] ấy là không tồn tại.
Kệ thứ 21:
paratantrasvabhāvas tu vikalpaḥ pratyayodbhavaḥ |
niṣpannas tasya pūrveṇa sadā rahitatā tu yā || 21 ||
/ gźan gyi dbaṅ gi ṅo bo ñid // rnam rtog yin te rkyen las byuṅ /
/ grub ni de la sṅa ma po // rtag tu med par gyur pa gaṅ /
依他起自性 分別縁所生
圓成實於彼 常遠離前性
Và, phân biệt là y tha khởi tự tánh, tức dựa vào duyên mà sanh (duyên sanh). Còn viên thành thật [tánh] là cái thường lìa khỏi cái trước của cái ấy [9].
[9] tasya có nghĩa là parataṃtrasya (y tha khởi); pūrveṇa là parikalpitena (biến kế sở chấp).
Kệ thứ 22:
ata eva sa naivānyo nānanyaḥ paratantrataḥ |
anityatādivad vācyo nādṛṣṭe ’smin sa dṛśyate || 22 ||
/ de phyir de ñid gźan dbaṅ las // gźan min gźan ma yin pa’aṅ min /
/ mi rtag pa sogs bźin du brjod // de ma mthoṅ bar de mi mthoṅ /
故此與依他 非異非不異
如無常等性 非不見此彼
Chính vì thế, [viên thành thật tánh] ấy cũng không khác mà cũng không phải không khác với y tha khởi tánh. [Mối liên hệ giữa chúng] có thể nói là như [mối liên hệ giữa chư hành vô thường và] vô thường tánh v.v… Nếu cái này không được nhìn thấy thì cái kia cũng sẽ không được nhìn thấy [10].
[10] Các đại từ của câu d: Asmin có nghĩa là pariniṣpannasvabhāva; Sa có nghĩa là parataṃtraḥ svabhāvaḥ (nguyên văn của Sthiramati: nādṛṣṭe ‘sminniti pariniṣpannasvabhāve sa dṛśyata iti parataṃtraḥ svabhāvaḥ)
Kệ thứ 23:
trividhasya svabhāvasya trividhāṃ niḥsvabhāvatām |
sandhāya sarvadharmāṇāṃ deśitā niḥsvabhāvatā || 23 ||
/ ṅo bo ñid ni rnam gsum gyis // ṅo bo ñid med rnam gsum la /
/ dgoṅs nas chos rnams thams cad kyi // ṅo bo ñid med bstan pa yin /
即依此三性 立彼三無性
故佛密意説 一切法無性
Với mật ý rằng nơi ba thứ tự tánh này có ba thứ vô tự tánh, nên nhất thiết pháp vô tự tánh đã được tuyên thuyết.
Kệ thứ 24:
prathamo lakṣaṇenaiva niḥsvabhāvo ’paraḥ punaḥ |
na svayambhāva etasyety aparā niḥsvabhāvatā || 24 ||
/ daṅ po pa ni mtshan ñid kyi // ṅo bo ñid med gźan pa yaṅ /
/ de ni raṅ ñid mi ‘byuṅ bas // ṅo bo ñid med gźan yin no /
初即相無性 次無自然性
後由遠離前 所執我法性
Cái đầu tiên chính là về phương diện tướng thì không có tự tánh, và cái tiếp theo được nói là nó không có tính chất riêng, cái tiếp theo nữa là tính chất vô tự tánh.
Kệ thứ 25:
dharmāṇāṃ paramārthaś ca sa yatas tathatāpi saḥ |
sarvakālaṃ tathābhāvāt saiva vijñaptimātratā || 25 ||
/ chos kyi don gyi dam pa’aṅ de // ‘di ltar de bźin ñid kyaṅ de /
/ dus rnams kun na’aṅ de bźin ñid // de ñid rnam par rig pa tsam /
此諸法勝義 亦即是眞如
常如其性故 即唯識實性<
Và nó là thắng nghĩa của chư pháp, nên nó cũng là chân như. Vì bất cứ lúc nào cũng tồn tại như thế, nên nó chính là duy thức tánh.
Kệ thứ 26:
yāvad vijñaptimātratve vijñānaṃ nāvatiṣṭhati |
grāhadvayasyānuśayas tāvan na vinivartate || 26 ||
/ ji srid rnam rig tsam ñid la // rnam par śes pa mi gnas pa /
/ ‘dzin pa gñis kyi bag la ñal // de ñid rnam par mi ldog go /
乃至未起識 求住唯識性
於二取隨眠 猶未能伏滅
Khi thức chưa trụ vào duy thức tánh thì nhị thủ tuỳ miên chưa thể diệt vong [11].
[11] Nhị thủ tuỳ miên: tuỳ miên-phiền não thuộc sở thủ và năng thủ, sự tiềm tại của sở thủ năng thủ trong thức alaya, cũng là nhị thủ tập khí đã gặp trong kệ 19. Nhị thủ này là đối tượng cần phải đoạn trừ (sở tri chướng) để chứng đắc Phật quả.
Kệ thứ 27:
vijñaptimātram evedam ity api hy upalambhataḥ |
sthāpayann agrataḥ kiñcit tanmātre nāvatiṣṭhate || 27 ||
/ ‘di dge rnam rig tsam ñid ces // de sñam du ni dmigs nas su /
/ ci yaṅ ruṅ ste mdun ‘jog na // de ni tsam la mi gnas so /
現前立少物 謂是唯識性
以有所得故 非實住唯識
Dù cho nói rằng [nhất thiết thế gian] này chẳng qua chỉ là thức, thì thật ra là vì có sở đắc. Trước tiên là lập ra cái gì đó chứ không phải chỉ dừng lại ở đó.
Kệ thứ 28:
yadā tu ālambanaṃ vijñānaṃ naivopalabhate tadā |
sthitaṃ vijñānamātratve grāhyābhāve tadagrahāt || 28 ||
/ nam źig śes pas dmigs pa rnams // mi dmigs de yi tshe na ni /
/ rnam par rig pa tsam la gnas // gzuṅ ba med pas de ‘dzin med /
若時於所縁 智都無所得
爾時住唯識 離二取相故
Tuy nhiên, khi thức/ trí không hoạch đắc sở duyên thì khi đó là đã trụ vào duy thức tánh. Vì khi sở thủ không thì năng thủ của nó [cũng] không.
Kệ thứ 29:
acitto ’nupalambho ’sau jñānaṃ lokottaraṃ ca tat |
āśrayasya parāvṛttir dvidhā dauṣṭhulya hānitaḥ || 29 ||
/ de ni sems med mi dmigs pa // ‘jig rten ‘das pa’i ye śes med /
/ gnas kyaṅ gźan du gyur pa ste // gnas ṅan len gñis spaṅs pa’o /
無得不思議 是出世間智
捨二麁重故 便證得轉依
Điều này là vô tâm, vô sở đắc, và đó là trí xuất thế gian. Vì đã xả bỏ hai thứ thô trọng [12], nên có sự chuyển y.
[12] Hai thứ thô trọng: thô trọng thuộc phiền não chướng (kleśāvaraṇadauṣṭhulya) và thô trọng thuộc sở tri chướng (jñeyāvaraṇadauṣṭhulya).
Kệ thứ 30:
sa evānasravo dhātur acintyaḥ kuśalo dhruvaḥ |
sukho vimuktikāyo ’sau dharmākhyo ’yaṃ mahāmuneḥ || 30 ||
/ de ñid zag pa med daṅ dbyiṅs // bsam gyis mi khyab dge daṅ brtan /
/ de ni bde ba rnam grol sku // thub ba chen po’i chos źes bya /
此即無漏界 不思議善常
安樂解脱身 大牟尼名法
Đó chính là vô lậu giới, là bất tư nghì, là thiện, là vững chắc. Ấy là an lạc, là giải thoát thân. Đây được gọi là pháp của Đại Mâu-ni.