Thích Nữ Tịnh Quang: Ứng dụng Phật pháp trong xã hội hiện đại (Luận án Việt/ Anh)

Luận án:
ỨNG DỤNG PHẬT PHÁP
TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

A thesis presented for the degree of Ph.D in Religious Studies
@ UCI 2014


GIỚI THIỆU

 

“Đạo đức là hệ thống miễn nhiễm của một xã hội nhân đạo.” (Frederic Reamer)

Hôm nay xã hội đang đối mặt với những vấn đề đạo đức của nó. Chức năng của Tôn giáo có nhiều vai trò thiết yếu hơn bất cứ lúc nào đối với việc góp phần xây dựng một xã hội trật tự, ổn định và hòa bình ngay trên trái đất này. Hơn lúc nào hết, lời dạy thực tế của Đức Phật không chỉ ứng dụng trong cộng đồng Phật giáo nhưng sự tồn tại của cả tổng thể nhân loại. Những rủi ro về sinh thái như ô nhiễm, sự hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên, bệnh tật phát triển, nguy cơ của các vụ giết người hàng loạt bằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân, tất cả các loại phụ thuộc từ nghiện ngập đến Internet, sự tiêu thụ, chủ nghĩa khủng bố, vấn đề của thế giới thứ ba, và v.v…do sự tăng tốc của tiến bộ công nghệ, các nguy cơ đang tăng trưởng mỗi năm trong một tiến trình hình học. Và vì thế, trong thời điểm này nó vô cùng quan trọng để tìm giải pháp trong sự khôn ngoan cổ đại được chứng minh là bất tử và sự thật. Lời dạy của Đức Phật là một trong những di sản của nhân loại có thể phục vụ như là một sự chữa trị bệnh tật trong một xã hội mới.

Trong thế giới quan Phật giáo, con người sống trong ảo tưởng của sự chia rẽ trong khi bản chất thực sự của họ là cá thể liên đới với toàn thể vũ trụ. Tất cả chúng ta là sinh vật sống đơn thể, liên quan và tích hợp về thể chất, tinh thần và các cơ quan với nhau. Nhưng đa số nhân loại vẫn còn thiếu sự hiểu biết về sự thực này nên hành động một cách vị kỷ như thể tất cả chúng ta đã bị tách ra. Hầu hết mọi người hành động ích kỷ, theo đuổi những đam mê ảo tưởng phù phiếm vô ích từ đau khổ mà họ sống, và đào sâu vào đau khổ của mình thậm chí trong các cuộc đua tranh đối với những ham muốn bên trong. Vấn đề là hành động của chúng ta (cùng với lời nói và suy nghĩ) không chỉ làm tổn hại đến bản thân mình, nhưng cùng một lúc với mỗi một cá thể khác. Vì lý do đó, nhiều người trên thế giới đang phải chịu đau khổ, động vật và thực vật đang đau khổ, và bản thân Trái đất cũng đang đau khổ.

Đức Phật là người quyết định dừng lại tất cả những đau khổ và đưa ra những giáo huấn mà Ngài hướng dẫn hành động như thế nào đối với điều đó. Trong sự nghiên cứu này, tôi sẽ trình bày lời dạy và giáo pháp của Ngài và những đệ tử của Ngài để có thể chữa trị bệnh trạng đối với một xã hội thế giới hiện đại, và làm thế nào nó có thể giải quyết các vấn đề toàn cầu và giảm bớt sự đau khổ của những người sống trong thế giới kỹ thuật số của thế kỷ XXI này.

Các chủ đề mà tôi sẽ xem xét trong bài nghiên cứu này là những vấn đề liên quan. Tôi sẽ trình bày những vấn đề lớn một cách ngắn gọn của thời đại hôm nay và các nguyên tắc cơ bản của triết học Phật giáo liên quan đến sự tồn tại của con người. Kế tiếp, tôi sẽ nghiên cứu các quan điểm của Phật giáo về vấn đề bạo lực và các phương pháp ngăn chặn nó được đề xuất bởi chính Đức Phật và các đệ tử của Ngài. Sau đó, tôi sẽ thảo luận về đạo đức năm giới của Đức Phật và các nguyên tắc đạo đức Phật giáo nói chung. Bước tiếp theo của sự nghiên cứu này sẽ là sự phân tích về Bát chánh đạo dành cho tất cả Phật tử và làm thế nào mà con đường này có thể dẫn đến sự cứu độ đối với mỗi chúng sanh. Phần cuối cùng của bài nghiên cứu này sẽ được dành riêng cho việc ứng dụng triết học và đạo đức Phật giáo về các vấn đề thế giới toàn cầu, đặc biệt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Cuối cùng, tôi sẽ tổng hợp các thông tin thu thập được và tạo nên một kết luận về chủ đề này.

Phương pháp mà tôi sẽ sử dụng là phân tích những văn bản gốc, phê bình học thuật, và những lời của các nhân vật chủ chốt của Phật giáo về các chủ đề mà tôi đã đưa ra trong tham khảo của mình. Sau đó ở mỗi phần của tiến trình nghiên cứu, tôi sẽ áp dụng các thông tin mà tôi thu thập được cho các vấn đề của xã hội hiện đại và xác định các phương cách trong việc ứng dụng này là có thể và hữu ích. Về phần này, tôi sẽ sử dụng cả tư duy phê phán của mình lẫn văn học bên ngoài.


Bản tiếng Việt
 

Bản tiếng Anh
 
Hiển thị thêm
Back to top button