Tiểu sử Ni trưởng Thích Nữ Diệu Tâm
Viện Chủ Khai Sơn Chùa Bảo Quang Hamburg, Đức Quốc
TIỂU SỬ SƯ BÀ THÍCH NỮ DIỆU TÂM
Viện Chủ Khai Sơn Chùa Bảo Quang
Hamburg, Đức Quốc
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông, Tứ Thập Tứ Thế, Khai Sơn Đức Quốc Bảo Quang Ni Tự, Húy Thượng NGUYÊN Hạ TỪ, Tự DIỆU TÂM Hoà Thượng Ni Giác Linh Thuỳ Từ Chứng Giám.
Thân thế
Sư Bà Diệu Tâm thế danh là Văn Thị Mai, pháp danh Nguyên Từ, sinh năm Kỷ Mão (tức 1939) tại xã Xuyên Mỹ, quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam Việt Nam. Sư Bà là người con thứ hai trong gia đình có bốn chị em, thân phụ là cụ ông Văn Công Thiều pháp danh Thị Liễu và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Liễu pháp danh Thị Châu.
Đấng thân sinh của Sư Bà tuy theo tân học nhưng một mực thâm tín Phật Pháp. Ngay từ thuở nhỏ Sư Bà vẫn thường theo cha mẹ đi chùa tụng kinh lễ Phật. Và từ đó hạt giống bồ đề đã nảy nở trong mảnh đất tâm của Sư Bà. Đến năm 15 tuổi Sư Bà phát khởi tâm xuất gia. Thân mẫu của Sư Bà thấy các chùa viện với đời sống khổ cực, cho nên không nở để con chịu cực khổ khi còn quá non dại. Nhưng vì thấy tinh thần ý chí xuất gia mãnh liệt của Sư Bà, cho nên song thân phải đưa Sư Bà đến Chùa Bảo Thắng ở Hội An, với ý định là tìm hiểu hoàn cảnh sống của nhà chùa như thế nào? Nhưng nói chung mọi ngôi chùa ở miền trung Việt Nam vào thập niên 50 của thế kỷ 20 cũng đều chung một hoàn cảnh cơ cực như nhau. Với tâm mong cầu xuất trần quyết liệt, Sư Bà đã khiến cho song thân chìu lòng theo ý. Sau đó Sư Bà đã được Ni Trưởng Thích Nữ Đàm Minh trụ trì chùa Bảo Thắng từ bi làm lễ thế phát xuất gia, đặt pháp danh là Nguyên Từ. Ngày 19.06.1959 (Kỷ Hợi) Bổn Sư cho Sư Bà thọ Sa Di Ni và hai năm sau đó, ngày 17.11.1961 (Tân Sửu) thọ Thức Xoa Ma Na Ni. Đến năm 1965, nhận thấy đạo hạnh đã đầy đủ, Bổn Sư cho Sư Bà thọ Tỳ Kheo Ni, Bồ Tát Giới tại Đại Giới Đàn Vạn Hạnh tổ chức ở Tổ đình Từ Hiếu, Huế (17.-18.07.1965 Ất Tỵ) do cố Đại Lão Hòa Thượng thượng Giác hạ Nhiên, đệ nhị Tăng Thống GHPGVNTN làm đàn đầu.
Tu học
Ngoài việc tu học với Bổn sư và chư Tôn Đức Ni thân cận khác như quý Ni trưởng Diệu Không, Ni trưởng Cát Tường, Ni trưởng Diệu Trí v.v… Sư Bà còn được sư phụ gởi đi học các chương trình Trung Cấp Phật Học tại Phật Học Ni Viện Nha Trang và học Chuyên môn Xã Hội theo Chương Trình An Sinh Xã Hội của Viện Đại Học Vạn Hạnh.
Khi quê hương Việt Nam rẽ sang bước ngoặc mới sau mùa Xuân 1975 hàng triệu đồng bào Việt Nam đã có mặt khắp thế giới, tìm cầu không khí tự do nơi xứ người bốn châu. Kể từ đó, những bậc Sứ Giả Như Lai từ Việt Nam đã hòa cùng dân tộc trên xứ người với sứ mạng hoằng hoá lợi sanh. Tại Tây Đức Hoà Thượng Thích Như Điển (lúc bấy giờ là Đại Đức) đang hành đạo. Trong tình quê hương xứ Quảng, Hoà Thượng mong muốn thỉnh Sư Bà sang Đức giúp Phật sự, nhưng nhiều lần Sư Bà từ chối, vì muốn ở tại quê hương phụng hầu Thầy Tổ và Phật sự tu tập, nhất là thời gian này sư phụ đã già yếu. Nhưng Ni Trưởng Bổn Sư của Sư Bà đã nhiều lần chỉ dạy nên Sư Bà đã y giáo phụng hành rời khỏi quê hương đất tổ sang xứ Tây Đức vào mùa hè năm 1984. Từ đó đến nay xứ Đức đối với Sư Bà là quê hương thứ hai với nhiều tình nghĩa bên cạnh quê hương Việt Nam.
Hoạt động xã hội
Sư Bà từng đảm nhận các nhiệm vụ: Giám đốc Cô Nhi Viện Diệu Định Đà Nẵng, điều hành các Ký Nhi Viện Bảo Quang, Ký Nhi Viện Thanh Khê Đà Nẵng và trực tiếp trách nhiệm trường mẫu giáo chùa Bảo Thắng Hội An. Tại hải ngoại Sư Bà tiếp tục nhiều năm làm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Xã Hội GHPGVNTN Âu châu, sáng lập và điều hành Chương trình Học bổng cho Tăng Ni du học sinh tại Ấn Độ, Đài Loan và một vài trường hợp tại Hoa Kỳ. Sư Bà vẫn thường trực tiếp lãnh đạo các công tác từ thiện hay hỗ trợ các chương trình xã hội như xây cầu, phát cháo cho người bệnh… hay cứu trợ thiên tai tại Việt Nam và các nơi trên toàn thế giới.
Kiến lập đạo tràng
Ngay từ khi mới xuất gia, vì là người đệ tử đầu nên Sư Bà đã luôn hết mình phụ giúp Sư Phụ kiến lập các ngôi già lam Bảo Thắng Ni Tự ở phố cổ Hội An và Bảo Quang Ni Tự ở thành phố Đà Nẵng. Nối tiếp công hạnh ấy của Sư phụ, ngay sau khi đến Đức Quốc vào mùa hè năm 1984, Sư Bà đã kiến lập ngôi Chùa Ni mang tên Bảo Quang tại thành phố cảng Hamburg. Sư Bà đã cố gắng vượt qua bao nhiêu chướng ngại ban đầu để xây dựng đạo tràng và ni chúng trên mảnh đất lạ xứ người này, nơi mà trước kia Sư Bà thường nói đùa là khó khăn như kẻ đi gieo hạt bồ đề trên nền xi măng.
Bên cạnh việc giáo dục đồ chúng, giảng dạy Phật pháp cho Phật Tử, Sư Bà cũng đã rất quan tâm và giúp đỡ đàn hậu học. Sư Bà đã cố vấn sáng lập và trực tiếp hướng dẫn tinh thần nhiều cơ sở đào tạo Ni chúng khắp nơi. Đó là các ngôi già lam Bảo Vân và Hoa Đàm tại Việt Nam, Linh Thứu ở thủ đô Berlin, Bảo Thành ở Koblenz, Bảo Đức ở Oberhausen tại Đức quốc và Bảo Liên ở Odense tại Đan Mạch. Ngoài ra, Sư Bà vẫn luôn hỗ trợ các chương trình xây dựng hoặc trùng tu các ngôi tổ đình, tự viện tại Việt Nam, thường cúng dường các chùa và Phật Học Viện trên toàn thế giới.
Hành Hương Chiêm Bái
Để gieo trồng niềm tin vững chắc với Phật pháp cho hàng Phật Tử, Sư Bà thường tổ chức các cuộc hành hương sang chiêm bái Phật tích, Thánh tích tại Ấn Độ, Tích Lan, Thái Lan, thăm Tứ đại Thánh tích Danh sơn ở Trung Hoa cũng như các danh lam cổ tự trên toàn thế giới. Sư Bà cũng thường lui tới các Tự viện trên các châu lục để thăm viếng và lễ bái, thăm hỏi, vấn an chư Tôn Đức Tăng Ni đồng đạo.
Quan hệ xã hội
Sư Bà luôn chú trọng quan hệ và giúp đỡ các tổ chức Phật Giáo bạn tại tỉnh nhà Hamburg, như các Hội Phật Tử người Đức, Tây Tạng, Tích Lan… Sư Bà cũng quan hệ với những tổ chức văn hóa giáo dục khác tại địa phương như Viện Đại Học, Viện Bảo Tàng thành phố Hamburg hay các tổ chức tôn giáo bạn tại địa phương như Tin Lành, Thiên Chúa Giáo… Qua nếp sống giản dị khiêm tốn, tinh cần tu học, tịnh giới trang nghiêm, Sư Bà thường được chư Tôn Thạc Đức Tăng Ni trên toàn thế giới quý mến. Khi có dịp đến Đức quốc các Ngài thường ghé Hamburg viếng thăm Chùa Bảo Quang, mặc dù có khi Chùa còn trong giai đoạn rất chật hẹp. Pháp tòa Chùa Bảo Quang Hamburg từng được vinh dự đón tiếp các Cao Tăng Thạc Đức như Hòa Thượng (H.T.) Thích Tâm Châu (Canada); H.T. Thích Mãn Giác, H.T. Thích Tịnh Từ, H.T. Thích Tín Nghĩa, H.T. Thích Nguyên Siêu (Hoa Kỳ); Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, H.T. Thích Minh Tâm, H.T. Thích Tánh Thiệt (Pháp); H.T. Thích Như Huệ, H.T. Thích Bảo Lạc (Úc); H.T. Thích Minh Tuyền (Nhật Bản); H.T. Thích Như Điển (Đức)… và còn rất nhiều bậc tôn túc khác. Những giảng sư nổi tiếng ngoại quốc như Thiền Sư Ajahn Brahm cũng đã từng đến thuyết giảng tại đây. Những Tăng Ni trẻ khắp nơi cũng rất thường xuyên thăm viếng Sư Bà, có khi để bàn bạc, trao đổi một vài ý kiến hay một lời khuyên trong thâm tình đạo vị. Đối với các Phật Tử tại gia, Sư Bà thường quan tâm thăm hỏi sức khỏe người lớn tuổi, theo dõi những sinh hoạt của người trẻ, khuyên răn sống sao cho hợp đạo lý. Cũng có khi Sư Bà đi xa cả hằng mấy trăm cây số đến tận nơi khuyên nhủ góp ý cho một gia đình có những mâu thuẫn. Đến đâu Sư Bà cũng được hàng Phật Tử kính trọng và thương mến.
Những ngày cuối cùng
Dù thân mang nhiều bệnh duyên nhưng lúc nào Sư Bà vẫn luôn tươi cười hoan hỷ mỗi khi gặp các Phật tử trong ngoài gần xa, và thường xuyên thăm hỏi các đạo tràng, cũng như hướng dẫn hàng đệ tử và đồ chúng huân tu, sách tấn tu tập.
Tâm nguyện của Sư Bà là nhất tâm trì chí với sứ mạng “tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự” mà không mong người đời nhắc đến. Những năm tháng cuối đời Sư Bà thường giáo huấn nhắc nhở hàng đệ tử xuất gia và tại gia hãy Tinh Tấn Tu Hành, Nghiêm minh Giới Luật, Vui sống Lục Hòa, Từ bi với mọi loài chúng sanh.
Thuận thế vô thường, vào lúc 18 giờ 59 phút chiều thứ bảy, ngày 12 tháng sáu năm 2021 (nhằm mùng 3 tháng 5 âm lịch Tân Sửu), Sư Bà đã xã báo thân tứ đại tại phương trượng của chùa Bảo Quang – Hamburg – Đức quốc, về với chư Phật chư Tổ để lại bao nhiêu nỗi tiếc thương cho Tăng Ni, Phật Tử.
NAM MÔ TỪ LÂM TẾ CHÁNH TÔNG, TỨ THẬP TỨ THẾ, KHAI SƠN ĐỨC QUỐC BẢO QUANG NI TỰ, HÚY THƯỢNG NGUYÊN HẠ TỪ, TỰ DIỆU TÂM HÒA THƯỢNG NI GIÁC LINH THÙY TỪ CHỨNG GIÁM.
BIOGRAPHY
OF THE MOST VENERABLE
BHIKSUNI THÍCH NỮ DIỆU TÂM
Founder Abbess of
the Nun Pagoda Bảo Quang
in Hamburg, Germany
ORIGINS
The Most Venerable Bhiksuni Diệu Tâm (secular name Văn Thị Mai, ordination name Nguyên Từ) was born in 1939 (Kỷ Mão – Year of the Cat) in Quảng Nam, Việt Nam. She was the first disciple of the Most Venerable Bhiksuni Đàm Minh. Both parents, despite their modern education, were very dedicated to the Buddha’s teachings and from a young age Diệu Tâm frequently accompanied them to worship the Buddha.
At the age of fifteen the Most Venerable Bhiksuni went with her parents to the pagoda Bảo Thắng in Hội An to ask the Most Venerable Bhiksuni Đàm Minh for permission to join the monastery. Four years later, on 19.06.1959, she was ordained as a novice and after two years, on 17.11.1961, received the higher Siksamana ordination.
In 1965, due to her learnings, practices as well as her suitability, the Most Venerable considered her eligible to become a Bhiksuni and let her participate in the formal ordination ceremony organized by Van Hanh, at the root pagoda Từ Hiếu in Huế (17-
18.07.1965), led by the Most Venerable Bhiksu Thích Giác Nhiên, the Second Supreme Patriarch of the United Vietnamese Buddhist Congregation.
STUDIES AND PRACTICE
In addition to her studies with the Most Venerable Bhiksuni Đàm Minh and other high Bhiksunis such as the Most Venerables Diệu Không, Cát Tường, Diệu Trí etc., the Most Venerable Bhiksuni Diệu Tâm was selected by her master to attend a Secondary Buddhist Dharma program at Buddhist Dharma Nunnery Nha Trang and study Social Welfare at the University of Vạn Hạnh.
SOCIAL ACTIVITIES
The Most Venerable Bhiksuni held many positions of trust: she was Director of the Orphanage Diệu Định in Đà Nẵng, Manager of Day Nursery Bảo Quang, Thanh Khê in Đà Nẵng and she was responsible for the children’s school of the pagoda Bảo Thắng in Hội An.
During her time abroad the Most Venerable Bhiksuni continued her engagement as the General Director of the Social Committee of the Unified Vietnamese Buddhist Congregation in Europe, founded and managed a scholarship program for ordained students who were looking to study in India, Taiwan and in some cases in America. The Most Venerable Bhiksuni has led many charity activities, including various social programs such as building bridges, distributing food to sick people or sending relief to victims of natural disasters in Vietnam or elsewhere around the world.
ESTABLISHMENT OF MONASTIC PRACTISING CENTERS
Since her ordination as the first disciple, the Most Venerable Bhiksuni together with her master, established pagodas such as the Bảo Thắng Nunnery in the ancient city of Hội An and Bảo Quang Nunnery in the city of Đà Nẵng.
Following in the footsteps of her master, after arriving in Germany in the summer of 1984, the Most Venerable Bhiksuni established the nunnery Bảo Quang in Hamburg. She tirelessly worked to overcome several obstacles seemingly insurmountable as she often said: “It was quite difficult to plant a Bodhi tree on a cement ground.”
In addition to her duties of teaching Dharma to the monastics and laity Sangha, she was always kindly welcoming novices who were exploring the Buddhist path. The Most Venerable Bhiksuni also co-created and advised on the establishment of several nunneries: the pagodas Bảo Vân and Hoa Đàm (in Việt Nam); in Germany: Linh Thứu (in Berlin), Bảo Thành (in Koblenz), Bảo Đức (in Oberhausen) and Bảo Liên (in Odense, Denmark).
Furthermore, she continuously supported various projects to restore the founding pagoda, opened new Buddhist schools in Vietnam and donated to Buddhist institutions around the world.
PILGRIMAGE AND CONTEMPLATION
In order to strengthen the Buddhist faith and to strengthen the bonds in the Buddhist community, the Most Venerable Bhiksuni organized several pilgrimages and educational trips to Buddhist relics or sacred places in India, Sri Lanka, Thailand or The Four Sacred Mountains in China as well as many other celebrated old pagodas around the world.
She commonly visited pagodas on other continents to pay her respect or came to see and share best practices with other masters or Dharma colleagues.
SOCIAL RELATIONS
The Most Venerable Bhiksuni maintained close relationships with numerous local Buddhist associations in Hamburg such as the German, the Tibetan and the Sri Lankan Buddhist association. She also held closed bonds with local cultural organizations such as the Hamburg University, the Hamburg City Museum and the local Protestant and Catholic churches.
She lived her whole life simply and humbly, strictly followed the Buddhist precepts, and as a result earned great respect and admiration from many Buddhist dignitaries globally. When coming to Germany, these high personalities commonly visited her pagoda Bảo Quang in Hamburg even though it was a quite humble place in the beginning. The Main hall of Bảo Quang had the honour to welcome the following great masters: the Most Venerable (M.V.) Thích Tâm Châu (Canada); M.V. Thích Mãn Giác, M.V. Thích Tín Nghĩa, M.V. Thích Nguyên Siêu (USA); Zen Master Thích Nhất Hạnh, M.V. Thích Minh Tâm, M.V. Thích Tánh Thiệt (France); M.V. Thích Minh Tuyền (Japan); M.V. Thích Như Huệ, M.V. Thích Bảo Lạc (Australia); M.V. Thích Như Điển (Germany)… and many more. Famous Buddhist lecturers such as Zen Master Ajahn Brahm also taught at her pagoda. Lots of young monastics frequently visited the Venerable Bhiksuni, sometimes just to exchange experiences and opinions or ask for a gentle advice..
Regarding the Buddhist laity community she took great interest in the health of the elderly, the observant lifestyle and supported young people to live a life according to the Buddhist ideals. At times she travelled hundreds of kilometers to a family in conflict to console and to give advice to family members. Her presence was received everywhere with great appreciation.
THE LAST DAYS
Despite her longstanding health problems with her heart, stomach, and lungs, Most Venerable Bhiksuni regularly enquired about the progress of the Buddhist practice centers and encouraged and instructed students and laity community to study and practice the Dharma.
In accordance with the law of transience, she left her rebirth body and went back to the respected masters and Buddhas of the past; let us mourn for all ordained and Buddhist practitioners, especially for us, their students and closest Dharma followers. In order to show obedience to the great masters, we have put together a short practice and cultivation exercise for our late teacher, although we believe that she would not be satisfied if we recited all these deeds. She lived resolutely according to her vow: “Act as Buddha’s messenger, perform all Buddha’s deeds,” and she did not expect people to talk about it.
We will imprint her devotion, which she left for us in her testament, deeply in our memory: Practice sincerely, keep strictly to the rules, live according to the sixfold rules of conduct, and show kindness and compassion to all sentient beings!