Vĩnh Hảo: Bình đẳng sinh tử
Equity in Existence and Mortality (Life and Death)
Chúng ta có cuộc sống khác nhau trên những giai tầng xã hội, cung bậc tình cảm, cảnh giới tâm linh. Danh vọng hay vô danh, chức quyền hay thường dân, sung túc hay đói nghèo, khỏe mạnh hay yếu đuối… cũng có thể trắng tay, đoản mạng, đói khát, hãi hùng dưới sự tàn phá khủng khiếp của thiên tai.
Cuộc sống không đơn giản như bộ hành trên con đường bằng phẳng hướng về tương lai — với những mộng ước hay lý tưởng được hướng dẫn bởi kẻ khác, hoặc được vẽ ra từ một sự va chạm thực tế nào đó trong quá khứ. Đường đời không bao giờ bằng phẳng. Mộng ước cũng không phải lúc nào cũng trở thành hiện thực một cách dễ dàng. Sống là để trả giá, một cách thuận lợi hay nghịch thường, cho những gì chúng ta tư tưởng, nói năng và hành động từ quá khứ, đến hiện tại và tương lai.
Cuộc sống muôn màu mà mỗi người chúng ta có một định mệnh (hay nghiệp dĩ) với một màu hay nhiều màu khác nhau, không ai giống ai, nhưng tất cả đều sẽ chấm dứt ở một thời điểm và một nơi chốn nào đó. Không có cuộc sống trường cửu. Vì vậy, về mặt thể tính, chúng ta được sinh ra trên cuộc đời này một cách bình đẳng.
Nếu sinh bình đẳng thì tử cũng bình đẳng.
Cuối cùng của sinh chính là tử. Đó là nói sinh-tử trong giới hạn của cuộc sống, trong thọ mạng của một đời người. Đơn giản như từ điểm A (khởi đầu) đến điểm B (kết thúc). Mà kỳ thực, từ sinh đến tử là một chuỗi biến chuyển, vô thường, như dòng nước chảy: hàng triệu giọt nước tạo thành dòng nước, trong đó, những giọt nước không thể tách rời, chẳng giọt nước nào là đầu tiên hay cuối cùng; chẳng giọt nước nào là chính hay phụ. Tất cả cùng tụ lại, cùng sinh, và cùng diệt. Không có cái trường sinh, không có cái bất tử.
Khi dòng nước lớn (thủy đại) vượt trào, nó tàn phá, hủy diệt tất cả những nơi nào nó đi qua. Những biệt thự cao sang hay những túp lều tranh nhỏ. Những cây cầu vững chắc hay những cầu tre lỏng lẻo. Những ngôi mộ to lớn trong nghĩa trang với tường rào vây quanh hay những ngôi mộ lấp đất sơ sài. Những con người mạnh khỏe hay ốm đau. Đàn ông hay đàn bà. Người già hay em bé… Tất cả đều bị cuốn trôi đi, một cách bình đẳng.
Quán niệm sâu xa về cuộc sinh và cuộc tử như vậy để khởi phát lòng từ bi, xót thương tất cả. Sinh-tử bình đẳng thì lòng từ bi cũng bình đẳng. Lòng từ bi bình đẳng thì thực hành việc cứu khổ, ban vui cũng bình đẳng.
Bồ-đề nguyện, bồ-đề hành[*] thường bắt đầu từ sự trải nghiệm hay đồng cảm với nỗi thống khổ của thế gian.
Vì nỗi khổ lớn của chúng sinh, vì lợi ích an lạc cho số đông, hành giả lên đường.
[*] Bồ-đề nguyện (hay Bồ-tát nguyện) là tâm nguyện, ước vọng đạt đến cứu cánh giải thoát để cứu khổ cho tất cả chúng sinh. Bồ-đề hành (hay Bồ-tát hành) là con đường thực nghiệm ước vọng ấy.
Equity in Existence and Mortality (Life and Death)
We inhabit distinct existences throughout diverse social strata, emotional phases, and spiritual dimensions. Regardless of fame, power, fortune, health, or status, all individuals confront the potential of destitution, brief lifespans, starvation, and dread in the wake of catastrophic natural disasters.
Life is not merely a straightforward journey along a seamless path toward the future, directed by aspirations or ideals influenced by others or informed by past experiences. The path of life is invariably tumultuous. Dreams do not invariably materialize effortlessly. Existence entails bearing the consequences, whether favorable or unfavorable, of our ideas, words, and acts throughout past, present, and future dimensions.
Life is multidimensional, and each individual possesses a destiny (or Karma) that manifests in distinct and varied hues, unlike those of any other person. However, everything will conclude at a specific time and location. There is no immortality. In essence, we are all born into this world with equal standing.
If we are born equal, then we also die equal.
Life concludes with death. This pertains to birth and death within the parameters of a singular lifetime. It is as straightforward as transitioning from point A (commencement) to point B (conclusion). Actually, from birth to death, life is characterized by a succession of transformations and impermanence, like to the flow of water: countless droplets converge to create a stream, where no droplet can be isolated, none is first or final, and none is primary or secondary. All entities combine, are born concurrently, and perish collectively. Immortality does not exist.
When a significant flood (the water element) inundates, it obliterates anything in its trajectory—opulent homes and modest thatched cottages, robust bridges and fragile bamboo structures, intricate tombs encircled by walls and basic graves marked only by mounds of earth. Robust or infirm individuals, regardless of gender, age, or health status, are all equally affected.
Deep observation on birth and death engenders compassion, fostering a desire to nurture all beings. If birth and death are equivalent, then compassion must also be equivalent. When compassion is equitable, the endeavor to mitigate suffering and promote happiness must likewise be equitable.
The Bodhi vow and its practice frequently originate from an experiment and are empathetic with the world’s suffering.
For the suffering of the sentient, for the welfare of the multitude, the practitioner undertakes their journey.
_______________
[*] The Bodhisattva vow embodies the commitment to attain ultimate enlightenment for the purpose of alleviating the suffering of all sentient beings. The practice of Bodhi, or Bodhisattva action, is the experience journey toward actualizing that aspiration.
One Comment