Trí Siêu – Tuệ Sỹ: Công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam

Yo vo, ānanda, mayā dhammo ca vinayo ca
desito paññatto, so vo mamaccayena satthā.

I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHIÊN DỊCH

Trước khi nhập Niết-bàn, đức Phật có di giáo tối hậu cho các chúng đệ tử: “Pháp và Luật mà Ta đã thuyết và qui định, là Đạo Sư của các ngươi sau khi Ta diệt độ.” Phụng hành di giáo của đức Thế Tôn, các vị Trưởng lão A-la-hán đã thực hiện cuộc kiết tập lần thứ nhất tại thành Vương Xá, cùng hòa hiệp phúng tụng tất cả những điều đã được Phật giảng dạy trong suốt bốn mươi lăm năm giáo hóa; nền tảng của văn hiến Phật giáo mà về sau được gọi là Tam tạng được thành lập từ đó.

Kể từ đó, giáo pháp của đức Thích Tôn theo bước chân du hóa của các Thánh đệ tử lan tỏa khắp bốn phương. Nơi nào Giáo pháp được truyền đến, nơi đó bốn chúng đệ tử học tập và hành trì theo phương ngôn của bản địa, như điều đã được đức Phật chỉ giáo: anujānāmi, bhikkhave, sakāya niruttiyā buddhavacanaṃ pariyāpuṇitun’ti. “Này các Tỳ kheo, Ta cho phép các ngươi học Phật ngôn bằng chính phương ngữ của mình.” Y cứ theo lời dạy này, ngay từ khởi thủy Phật ngôn đã được chuyển thể qua nhiều phương ngữ khác nhau.

Khi các bộ phái Phật giáo phát triển, mỗi bộ phái cố gắng thành lập Tam tạng Thánh điển theo phương ngữ của địa phương được xem là căn cứ địa. Khi mà hệ thống văn tự tại Cổ Ấn Độ chưa phổ biến, sự lưu truyền Thánh điển bằng khẩu truyền là phương tiện chính. Do khẩu truyền, những biến âm do khẩu âm của từng địa phương khác nhau thỉnh thoảng cũng ảnh hưởng đến một vài thay đổi nhỏ trong các văn bản. Những biến thiên âm vận ấy trong nhiều trường hợp dẫn đến những giải thích khác nhau về một điểm giáo nghĩa giữa các bộ phái. Tuy nhiên, nhìn từ đại thể, các giáo nghĩa trọng yếu vẫn được hiểu và hành trì như nhau giữa tất cả các truyền thống, Nam phương cũng như Bắc phương. Điều có thể được khẳng định qua các công trình nghiên cứu tỉ giảo về văn bản trong hai nguồn văn hệ Phật giáo hiện tại: Pali và Hán tạng. Các bản Hán dịch xuất xứ từ A-hàm, và các bản văn Pali hiện đọc được, đại bộ phận đều nhất trí. Do đó, những điều được cho là dị biệt giữa hai truyền thống Nam và Bắc phương, mà thường hiểu lệch lạc là Tiểu thừa và Đại thừa, chỉ là sự khác biệt bởi môi trường lịch sử văn minh theo các địa phương và dân tộc. Đó là sự khác biệt giữa nguyên thủy và phát triển. Phật pháp truyền sang phương Nam, đến các nước Nam Á, nơi đó sự phát triển văn minh và các định chế xã hội chưa đến mức phức tạp, nên giáo pháp của Phật được hiểu và hành gần với nguyên thủy. Về phương Bắc, tại các vùng Đông Bắc Ấn, và Tây Bắc Trung Quốc, nhiều chủng tộc dị biệt, nhiều nền văn hóa khác nhau, và cũng do đó cũng xuất hiện nhiều định chế xã hội khác nhau. Phật pháp được truyền vào đó, một thời đã trở thành quốc giáo của nhiều nước.Thích ứng theo sự phát triển của đất nước ấy, từ ngôn ngữ, phong tục, định chế xã hội, giáo pháp của đức Phật cũng dần dần được bản địa hóa.

Thánh điển Tam tạng là nguồn suối cho tất cả nhận thức về Phật pháp, để học tập và hành trì, cũng như để nghiên cứu. Kinh tạng và Luật tạng là tập đại thành Pháp và Luật do chính đức Phật giảng dạy và quy định, là sở y cho tri thức và hành trì của Thánh đệ tử để tiến tới thành tựu cứu cánh Minh và Hành. Kinh và Luật cũng bao gồm những diễn giải của các Thánh đệ tử được thân truyền từ kim khẩu của đức Phật. Luận tạng, theo truyền thống Thượng tọa bộ Nam phương, và cũng theo truyền thống Hữu bộ, do chính đức Phật thuyết. Nhưng các đại luận sư như Thế Thân (Vasubandhu), cũng như hầu hết các nhà nghiên cứu Phật học trên thế giới hiện đại, đều không công nhận truyền thuyết này, mà cho rằng đó là tập đại thành các công trình phân tích, quảng diễn, và hệ thống hóa những điều đã được Phật thuyết trong Pháp và Luật. Kinh và Luật tạng được thành lập trong một khoảng thời gian nhất định, trực tiếp hoặc gián tiếp từ kim khẩu của Phật, và là sở y chung cho tất cả các bộ phái Phật giáo, bao gồm cả Phật giáo Đại thừa, mặc dù có những sai biệt do vấn đề truyền khẩu với các khẩu âm và phương ngữ khác nhau, theo thời gian và địa vức. Luận tạng là bộ phận Thánh điển phản ánh lịch sử phát triển của Phật giáo, bao gồm các phương diện tín ngưỡng tôn giáo, tư duy triết học, nghiên cứu khoa học, định chế và tổ chức xã hội chính trị. Tổng quát mà nói, đó không chỉ là phản ánh lịch sử phát triển của nội bộ Phật giáo, mà trong đó cũng phản ánh toàn bộ văn minh tại những nơi đạo Phật được truyền đến. Điều này cũng được chứng minh cụ thể bởi lịch sử Việt nam.
Mỗi bộ phái Phật giáo tự xây dựng cho mình một nền văn hiến Luận tạng riêng biệt, tập hợp các luận giải giáo nghĩa, bảo vệ kiến giải Phật pháp của mình, bài trừ các quan điểm dị học. Đây là nền văn hiến đồ sộ, liên tục phát triển trên nhiều khu vực địa lý khác nhau. Cho đến khi Hồi giáo bành trướng tại Ấn độ, Phật giáo bị đào thải. Một bộ phận văn hiến Phật giáo được chuyển sang Tây Tạng, qua các bản dịch Phạn Tạng, và một số lớn nguyên bản Phạn văn được bảo trì. Một bộ phận khác, lớn nhất, gần như hoàn chỉnh nhất, văn hiến Phật giáo được chuyển dịch sang Hán tạng, bao gồm hầu hết mọi xu hướng tư tưởng dị biệt của Phật giáo phát triển trong lịch sử Ấn Độ, từ Nguyên thủy, Bộ phái, Đại thừa, cho đến Mật giáo. Truyền thuyết ghi rằng Phật giáo được truyền vào Trung Hoa dưới đời Hán Minh đế, niên hiệu Vĩnh Bình thứ 10 (tl. 65), và bản kinh Phật đầu tiên được dịch sang Hán văn là kinh Tứ thập nhị chương, do Ca-diếp Ma-đằng và Trúc Pháp Lan. Nhưng truyền thuyết này không được nhất trí hoàn toàn giữa các nhà nghiên cứu lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Điều chắc chắn là Khang Tăng Hội, quê quánViệt nam, xuất phát từ Giao Chỉ (Việt Nam), đã đưa Phật giáo vào Giang Tây, miền Nam Trung Hoa. Các công trình phiên dịch và chú giải của Khang Tăng Hội đã chứng tỏ rằng trước đó, tức từ năm thứ 247 kỷ nguyên tây lịch, thời gian được nói là Tăng Hội vào đất Kiến Nghiệp, quy y cho Tôn Quyền, Phật giáo đã phát triển đến một hình thái nhất định tại Việt Nam, cùng một số kinh Phật được phiên dịch. Điều này cũng được củng cố thêm bởi những điều được ghi chép trong Mâu Tử Lý hoặc luận. Có lẽ do hậu quả của thời kỳ Bắc thuộc, hầu hết những điều được tìm thấy trong hành trạng của Khang Tăng Hội và trong ghi chép của Mâu Tử đều bị xóa sạch. Chỉ tồn tại những gì được ghi nhận là truyền từ Trung Quốc.

Dịch giả Phạn Hán đầu tiên tại Trung Quốc được khẳng định là An Thế Cao (đến Trung quốc trong khoảng tl. 147 – 167). Tất nhiên trước đó hẳn cũng có các dịch giả khác mà tên tuổi không được ghi nhận. Lương Tăng Hựu căn cứ trên bản Kinh lục xưa nhất của Đạo An (tl. 312 – 385) ghi nhận có chừng 134 kinh không rõ dịch giả; và do đó cũng không xác định trước hay sau An Thế Cao. Sự nghiệp phiên dịch Phật kinh Phạn Hán liên tục từ An Thế Cao, cho đến các đời Minh, Thanh được tập thành trong 32 tập của Đại chính, bao gồm Thánh điển nguyên thủy, Bộ phái, Đại thừa, Mật giáo, 1692 bộ. Những trước tác của Trung Hoa, từ sớ giải, luận giải, cho đến sử truyện, du ký, v.v., tập thành từ tập 33 đến 55 trong Đại chính, gồm 1492 tác phẩm. Số tác phẩm được ấn hành trong Tục tạng chữ Vạn còn nhiều hơn thế nữa. Đây là hai bản Hán tạng tương đối đầy đủ nhất, trong đó tạng Đại chính được sử dụng rộng rãi trên quy mô thế giới.

Sự nghiệp phiên dịch Kinh điển ở nước ta được bắt đầu rất sớm, có thể trước cả thời Khang Tăng Hội, mà dấu vết có thể tìm thấy trong Lục độ tập kinh. Ngôn ngữ phiên dịch của Khang Tăng Hội là Hán văn. Hiện chưa có phát hiện nào về các bản dịch Kinh Phật bằng tiếng quốc âm. Suốt trong thời kỳ Bắc thuộc, do nhu cầu tinh thông Hán văn như là sách lược cấp thời để đối phó sự đồng hóa của phương Bắc, Hán văn trở thành ngôn ngữ thống trị. Vì vậy công trình phiên dịch Kinh điển thành quốc âm không thể thực hiện. Bởi vì, công trình phiên dịch Tam tạng tại Trung Hoa thành tựu đồ sộ được thấy ngày nay chủ yếu do sự bảo trợ của triều đình. Quốc âm chỉ được dùng như là phương tiện hoằng pháp trong nhân gian. Cho đến thời Pháp thuộc, trước tình trạng vong quốc và sự đe dọa bởi văn hóa xâm lược, văn hóa dân tộc có nguy cơ mất gốc, cho nên sơn môn phát động phong trào chấn hưng Phật giáo, phổ biến kinh điển bằng tiếng quốc âm qua ký tự La-tinh. Từ đó, lần lượt các Kinh điển quan trọng từ Hán tạng được phiên dịch theo nhu cầu học và tu của Tăng già và Phật tử tại gia. Phần lớn các Kinh điển này đều thuộc Đại thừa, chỉ một số rất ít được trích dịch từ các A-hàm. Dù Đại thừa hay A-hàm, các Kinh Luận được phiên dịch đều không theo một hệ thống nào cả. Do đó sự nghiên cứu Phật học Việt Nam vẫn chưa có cơ sở chắc chắn. Mặt khác, do ảnh hưởng ngữ pháp Phạn, các bản dịch Hán hàm chứa một số vấn đề ngữ pháp Phạn Hán khiến cho ngay cả các nhà chú giải Kinh điển lớn như Cát Tạng, Trí Khải cũng phạm phải rất nhiều sai lầm. Chính Ngạn Tông, người tổ chức dịch trường theo lệnh của Tùy Dạng đế đã nêu lên một số sai lầm này. Cho đến Huyền Trang, vì phát hiện nhiều sai lầm trong các bản Hán dịch nên quyết tâm nhập Trúc cầu pháp, bất chấp lệnh cấm của triều đình và các nguy hiểm trên lộ trình.

Ngày nay, do sự phát hiện nhiều bản Kinh Luận quan trọng bằng tiếng Sanskrit, cũng như sự phổ biến ngôn ngữ Tây Tạng, mà phần lớn Kinh điển Sanskrit được phiên dịch, nên nhiều công trình chỉnh lý được thực hiện cho các bản dịch Phạn Hán. Thêm vào đó, do sự phổ biến ngôn ngữ Pali, vốn được xem là ngôn ngữ Thánh điển gần với nguyên thuyết nhất, một số sai lầm trong các bản dịch A-hàm cũng được chỉnh lý, và tỉ giảo, khiến cho lời dạy của Đức Thích Tôn được thọ trì một cách trong sáng hơn.

Trên đây là những nhận thức cơ bản để Ban phiên dịch Đại tạng kinh Việt Nam y theo đó mà thực hiện các bản dịch. Trước hết, là bản dịch các kinh A-hàm đang được giới thiệu ở đây. Các kinh thuộc bộ A-hàm được dịch sang Hán rất sớm, kể từ thời Hậu Hán với An Thế Cao. Nhưng phần lớn các truyền bản này đều phát xuất từ Tây vực, từ các nước Phật giáo thịnh hành thời đó như Quy-tư, Vu-điền. Do khẩu âm và phương ngữ nên trong các truyền bản được nói là Phạn văn đã hàm chứa khá nhiều sai lạc. Điều này có thể thấy rõ qua sự so sánh các đoạn tương đương Pali, hay các dẫn chứng trong Đại Tì-bà-sa, Du-già sư địa. Thêm vào đó, các dịch giả hầu hết đều học Phật và học tiếng Sanskrit tại các nước Tây vực chứ không trực tiếp tại Ấn Độ như La-thập và Huyền Trang, nên trình độ ngôn ngữ Phạn có hạn chế. Các vị ấy khi vừa đặt chân lên Trung Hoa, do khát vọng thâm thiết của các Phật tử Trung Hoa, muốn có thêm kinh Phật để học và tu, cho nên trong khi chưa tinh thông tiếng Hán, mà công trình phiên dịch lại được thôi thúc cần thực hiện. Vì không tinh thông Hán ngữ nên công tác phiên dịch luôn luôn qua trung gian một người chuyển ngữ. Quá trình phiên dịch đi qua nhiều giai đoạn mà chính người chủ dịch không thể quán triệt, cho nên trong các bản dịch hàm chứa những đoạn văn rất tối nghĩa, và nhiều khi nhầm lẫn. Trong tình hình như vậy, một bản dịch Việt từ Hán đòi hỏi rất nhiều tham khảo để hy vọng tiếp cận với nguyên bản Sanskrit đã thất lạc, và cũng từ đó mà hy vọng có thể tiếp cận với lời Phật dạy hơn, điều mà các bản Hán dịch do trở ngại ngôn ngữ đã không thể thực hiện được.

Đại Tạng kinh Việt Nam chủ yếu căn cứ trên Đại chánh Đại tạng kinh, Nhật Bản, gồm 100 tập, được biên tập khởi đầu từ niên hiệu Đại chánh (Taisho) thứ 11 (tl. 1922), cho đến niên hiệu Chiêu hòa (Showa) thứ 9 (tl. 1934), tập hợp trên 100 nhà nghiên cứu Phật học hàng đầu của Nhật Bản, dưới sự chủ trì của Cao Nam Thuận Thứ Lang (Takakusu Junjiro) và Độ Biên Hải Húc (Watanabe Kaigyoku). Để bản sử dụng là bản in của Chùa Hải Ấn, Triều Tiên, được gọi là bản Cao-lệ. Công trình chỉnh lý văn bản căn cứ các khắc bản Tống, Nguyên, Minh, cùng một số khắc bản và thủ bản tại Hoa và Nhật khác như tả bản Thiên Bình, bản Liêu của Cung nội sảnh, bản chùa Đại Đức, bản chùa Vạn Đức,  v.v…Một số bản văn được phát hiện tại các vùng trong Tây vực như Vu-điền, Đôn Hoàng, Quy-tư, Cao Xương, cũng được dùng làm tham khảo. Nhiều đoạn văn từ Pali và Sanskrit cũng được dẫn dưới cước chú để đối chiếu đoạn Hán dịch mà người biên tập nghi ngờ là không chính xác hoặc thuộc về dị bản nào đó.

Nội dung Đại tạng Đại chánh được phân làm ba phần chính: phần thứ nhất, gồm 32 tập, là các bản dịch Phạn Hán bao gồm Kinh, Luật, Luận, được thuyết bởi chính kim khẩu của Phật, hay được kiết tập bởi các Thánh đệ tử, hoặc được trước tác bởi các Luận sư. Phần thứ hai, từ Đại chánh tập 33 đến tập 55, trước tác của Trung Hoa, bao gồm các sớ giải Kinh, Luật, Luận, và luận thuyết riêng biệt cúa các tông phái Phật giáo Trung Hoa, các sử truyện, truyện ký, du ký, truyền kỳ; các bản Hán dịch thuộc ngoại giáo như Thắng luận, Số luận, Ba tư giáo, Thiên chúa giáo, các tập ngữ vựng Phạn Hán, giáo khoa Phạn Hán, các Kinh lục. Phần thứ ba, từ tập 56 đến 85, tập họp các trước tác của Nhật Bản, gồm các sớ giải Kinh, Luật, Luận, phần lớn căn cứ trên các bản sớ giải Trung Hoa mà giải nghĩa rộng thêm, và các luận thuyết của các tông phái tại Nhật Bản. Còn lại 12 tập sưu tập các đồ tượng, tranh ảnh, phần lớn là các đồ hình mạn-đà-la của Mật tông. Ba tập cuối, tổng mục lục, liệt kê nội dung các bản Đại tạng lưu hành.

II. ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM

ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM là một tập hợp các bản dịch Việt Đại tạng kinh Phật giáo từ truyền bản tiếng Trung Quốc, có tham cứu các truyền bản tiếng Phạn, Pali và Tây Tạng. Do đó, nó bao gồm toàn bộ các kinh điển Phật giáo đã được dịch ra tiếng Việt đã và đang lưu hành từ trước tới nay. Chúng ta đều biết, ngay từ thời kỳ Phật giáo truyền vào Việt Nam dưới triều đại Hùng Vương, đã có một số kinh điển được dịch ra tiếng Việt từ các truyền bản tiếng Phạn hay Pali. Những bản kinh tiếng Việt đầu tiên này tuy ngày nay đã tán thất qua thời gian, nhưng một số cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt vẫn còn tồn tại trong các bản kinh tiếng Trung Quốc được dịch từ các văn bản tiếng Việt này, như Lục độ tập kinh, Cựu tạp thí dụ kinh, v.v… Những thế kỷ tiếp theo, truyền thống dịch kinh ra tiếng Việt này vẫn được tiếp tục mà dấu vết có thể tìm thấy qua một bài thơ ngũ ngôn của nhà thơ nổi tiếng thời Đường là Trương Tịch (750-820). Nhưng do thiên tai lẫn địch họa, bản kinh tiếng Việt đầu tiên hiện còn lại là một bản dịch vào thế kỷ 15, được biết dưới tên Đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, của thiền sư Viên Thái (1380-1440).

Qua thế kỷ 16 ta có bản dịch Quan Âm chân kinh, thường được biết dưới tên Truyện Phật Bà Quan Âm (khoảng 1585- ?). Đến thế kỷ 17 ta có một loạt các bản dịch giải của Minh Châu Hương Hải mà chúng ta hiện đã tìm thấy, như Diệu pháp liên hoa kinh, A-di-đà kinh, Ma-ha-bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh v.v…

Thế kỷ 18 chứng kiến sự xuất hiện các bản dịch Luật tạng như Sa-di quốc âm thập giới của Như Trừng (1690-1780), Oai nghi diễn âm của Như Thị (1680-1740?), v.v…

Qua thế kỷ 19 ta có bản dịch Pháp hoa quốc ngữ kinh do Pháp Liên thực hiện năm 1852 (hay 1856?). Từ đây trở đi kinh điển Phật giáo bằng tiếng Việt càng ngày xuất hiện càng nhiều. Cho nên, Đại tạng kinh Việt Nam là một tập hợp những bản kinh đã được dịch ra tiếng nước ta từ các truyền bản tiếng Trung Quốc và một số tiếng khác như Phạn, Tây Tạng. Riêng bản dịch tiếng Việt của kinh điển Phật giáo từ các truyền bản tiếng Pali thì chúng tôi cho in riêng, theo tiêu chuẩn quốc tế, và được đặt tên là Đại tạng kinh Nam truyền. Do đó ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM không bao gồm các bản kinh tiếng Việt được dịch từ các truyền bản Pali.

Trên đây là giới thiệu sơ bộ vài nét chính của Đại tạng kinh Việt Nam, được biên dịch và ấn hành với mục đích cung cấp cho các Phật tử và người nghiên cứu Việt Nam những bản kinh tiếng Việt hình thành qua lịch sử. Các bản kinh nào chưa được dịch hoặc dịch chưa hoàn chỉnh, chúng tôi sẽ tuần tự cho dịch lại để in vào bộ Đại tạng kinh này.

Bản dịch Đại tạng kinh Việt Nam chọn Đại chánh tạng làm để bản, phiên dịch tất cả tác phẩm được ấn hành trong đó. Phàm lệ để thực hiện bản dịch tạm thời được quy định như sau:

  1. Đại tạng kinh Việt Nam bao gồm tất cả các bản dịch tiếng Việt của Tam Tạng Kinh Điển Phật giáo đã xuất hiện ở nước ta từ trước đến nay, qua các thời kỳ với nhiều dịch giả khác nhau, để cho thấy quá trình hình thành Đại tạng kinh Việt Nam qua lịch sử.
  2. Về bản đáy, bản dịch Việt căn cứ trên ấn bản Đại chánh tân tu Đại tạng kinh 100 tập, mỗi tập trên dưới 1000 trang chữ Hán cỡ 10pt và sẽ được đánh số theo thứ tự của số ghi trong bản in Đại chính. Mỗi trang của bản in Đại chánh được chia làm ba cột: a, b, c. Số trang và cột này đều được ghi trong bản dịch để tiện tham khảo.
  3. Vì thế, một bản kinh chữ Hán có thể có nhiều bản dịch tiếng Việt, nên sau số thứ tự của Đại chính, sẽ đánh thêm các mẫu tự A, B, C… để phân biệt các bản dịch tiếng Việt khác nhau của cùng một bản kinh chữ Hán đó.
  4. Về xử lý văn bản trong khi phiên dịch, phần lớn căn cứ công trình hiệu đính và đối chiếu của bản Đại chánh. Ngoài ra, tham khảo thêm các công trình hiệu đính và đối chiếu khác.
  5. Giữa các ấn bản có những điểm khác nhau, bản Việt sẽ lựa chọn hoặc hiệu đính theo nhận thức của người dịch.
  6. Trong bản Hán, nếu chỗ nào xét thấy văn dịch hay từ ngữ không phù hợp với giáo nghĩa truyền thống phổ biến, người dịch sẽ tham khảo các Kinh, Luật, Luận cần thiết để hiệu chính. Những hiệu chính này được giải thích ở phần cước chú.
  7. Bản Hán dịch thực hiện căn cứ phần lớn trên sự truyền khẩu. Do đó những từ phát âm tương tự dễ đưa đến ngộ nhận, như sam Pāli hay samavà samyakcala và jalamuti muṭṭhi, v.v… Trong những trường hợp này, người dịch sẽ tham chiếu các kinh tương đương, các bản Hán biệt dịch, suy đoán tự dạng nguyên thủy có thể có trong Phạn bản để hiệu chính. Những hiệu chính này đều được ghi ở phần cước chú.
  8. Do các truyền bản khác nhau giữa các bộ phái, để có nhận thức về giáo nghĩa nguyên thủy, chung cho tất cả, cần có những nghiên cứu đối chiếu sâu rộng. Công việc này ngoài khả năng hiện tại của các dịch giả. Tuy nhiên, trong trường hợp có thể, những điểm dị biệt giữa các truyền bản sẽ được ghi nhận và đối chiếu. Những ghi nhận này được nêu ở phần cước chú.
  9. Bản Hán dịch được phân thành số quyển. Bản dịch Việt không chia số quyển như vậy, nhưng sẽ ghi ở phần cước chú mỗi khi bắt đầu một quyển khác.
  10. Các từ Phật học trong một số bản Hán dịch nếu không phổ biến, do đó có thể gây khó khăn cho việc đọc và nghiên cứu, trong các trường hợp như vậy, tuy vẫn giữ nguyên dịch ngữ của bản Hán, nhưng dịch ngữ tương đương thông dụng hơn sẽ được ghi trong phần cước chú. Trong trường hợp có thể, sẽ ghi luôn dịch giả của những dịch ngữ này và xuất xứ của chúng từ bản dịch nào để tiện việc tham khảo.
  11. Các kinh sách tham khảo trong cước chú đều được viết tắt theo qui định phổ thông của giới nghiên cứu quốc tế; xem qui định về viết tắt ở cuối mỗi tập của Đại tạng kinh Việt Nam.

III. PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN

Dự án thực hiện bao gồm các công trình phiên dịch, biên tập, và ấn hành, một Hội Đồng phiên dịch Đại tạng kinh Việt Nam được thành lập, được điều phối bởi Tổng biên tập, với các nhiệm vụ được phân phối như sau:

1. Ủy ban Phiên dịch. Để hoàn tất một bản dịch, các công tác sau đây cần được thực hiện:

a. Phiên dịch trực tiếp. Các văn bản lần lượt được phân phối đến các vị có trình độ Hán văn tương đối, kiến thức Phật học cơ bản, và khả năng ngôn ngữ cần thiết, phiên dịch trực tiếp từ Hán sang Việt.

b. Hiệu đính và chú thích. Nhiệm vụ chủ yếu của phần hiệu chính là đọc lại bản dịch thô và bổ túc những sai lầm có thể có trong bản dịch. Trong thực tế, người hiệu đính còn phải làm nhiều hơn thế nữa.

Trước hết là phần chỉnh lý văn bản. Phần này đáng lý phải thực hiện trước khi phiên dịch. Việc chỉnh lý văn bản thoạt tiên có vẻ đơn giản, vì người dịch chỉ lưu ý một số nhầm lẫn trong việc khắc bản của để bản. Những điểm khác nhau giữa các bản khắc hầu hết được ghi ở cước chú trong ấn bản Đại chánh, người dịch chỉ cần hiểu rõ nội dung đoạn dịch thì có thể lựa chọn những từ thích hợp trong cước chú. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ Phật pháp và khả năng tham khảo nên đa số người dịch không chọn được từ chính xác. Mặt khác, ngay cả các từ trong cước chú không phải hoàn toàn chính xác. Ngay cả Đại sư Ấn Thuận cũng phạm phải một số sai lầm khi chọn từ, vì không tìm ra các đoạn Pali hoặc Sanskrit tương đương nên phải dựa trên ức đoán. Những ức đoán này phần nhiều là sai.

Mặt khác, nhiều sai lầm không phải do tả bản hay khắc bản, mà do chính từ truyền bản. Bởi vì, kinh điển từ Ấn Độ truyền sang hầu hết đều do khẩu truyền. Những biến đổi trong khẩu âm, phát âm, khiến nhầm lẫn từ này với từ khác, làm cho ý nghĩa nguyên thủy của giáo lý sai lạc. Người dịch từ Hán văn mà không có trình độ Phạn văn nhất định thì không thể phát hiện những sai lầm này. Điều đáng lưu ý là những sai lầm này xuất hiện rất nhiều và rất thường xuyên trong nhiều bản dịch Phạn Hán.

Phần hiệu đính tập trung trên cú pháp Phạn mà ảnh hưởng của nó trong các bản dịch khiến cho nhiều khi ngay cả những vị tinh thông Hán ngữ, các nhà chú giải kinh điển nổi tiếng, cũng phải nhầm lẫn.

Để hiểu rõ nội dung bản dịch Hán, cần thiết phải tìm lại nguyên bản Phạn để đối chiếu. Đại sư Cát Tạng đã vấp phải sai lầm khi không có cơ sở để phân tích mệnh đề Hán dịch là năng động hay thụ động, do đó đã nhầm lẫn người giết với kẻ bị giết. Đó là một đoạn văn trong Thắng man mà nguyên bản Phạn của kinh này đã thất lạc, nhưng đoạn văn tương đương lại được tìm thấy trong trích dẫn tập Sikṣasamuccaya của Sāntideva. Nếu không tìm thấy đoạn Sanskrit được trích dẫn này thì không ai có thể biết rằng Cát Tạng đã nhầm lẫn.

Rất nhiều kinh điển trong nguyên bản Phạn đã bị thất lạc. Ngay cả những tác phẩm quan trọng như Đại Tì-bà-sa chỉ tồn tại trong bản dịch của Huyền Trang. Nhiều đoạn được trích dẫn trong bản dịch Câu-xá, mà Phạn văn đã được phát hiện, cũng giúp người đọc Đại Tì-bà-sa có manh mối để đi sâu vào nội dung. Đọc một bản văn mà không nắm vững nội dung của nó, nghĩa là chính dịch giả cũng không hiểu, hoặc hiểu sai, sao có thể hy vọng người đọc hiểu được đoạn văn phiên dịch? Do đó, công tác hiệu đính không đơn giản chỉ bổ túc những khuyết điểm trong bản dịch về lối hành văn, mà đòi hỏi công phu tham khảo rất nhiều để nắm vững nội dung nguyên tác trong một giới hạn khả dĩ.

Đại tạng kinh Việt Nam là bản dịch Việt từ Hán tạng, do đó không thể tự tiện thay đổi nội dung dù phát hiện những sai lầm trong bản Hán. Những sai lầm này mang tính lịch sử, do đó không được phép loại bỏ tùy tiện. Tuy vậy, bản dịch Việt cũng không thể bỏ qua những nhầm lẫn được phát hiện. Những phát hiện sai lầm cần được nêu lên, và những hiệu đính cũng cần được đề nghị. Những điểm này được ghi ở phần cước chú để cho bản Việt vẫn còn gần với bản Hán dịch.

Trên đây là một số điều kiện tất yếu để thực hiện một bản dịch tương đối khả dĩ chấp nhận. Trong tình hình hiện tại, chúng ta chỉ có rất ít vị có thể hội đủ điều kiện yêu cầu như trên. Do đó, dự án thực hiện hướng đến chương trình đào tạo, không đơn giản chỉ là đào tạo chuyên gia dịch thuật, mà là bồi dưỡng những vị có trình độ Phật học cao với khả năng đọc và hiểu các ngôn ngữ chuyển tải Thánh điển, chủ yếu các thứ tiếng Pali, Sanskrit, Tây Tạng và Hán.

Trong tình hình nghiên cứu Phật học hiện tại trên thế giới, người muốn nghiên cứu Phật học mà không biết đến các ngôn ngữ này thì khó có thể nắm vững giáo nghĩa căn bản. Và đây cũng là điều mà Ngạn Tông đã nêu rõ trong các điều kiện tham gia dịch thuật trong việc phiên dịch được bảo trợ bởi Tùy Dạng đế, mặc dù Ngạn Tông chỉ yêu cầu hiểu biết Phạn văn nhưng đồng thời cũng yêu cầu kiến thức uyên bác không chỉ tinh thông Phật điển mà còn cả thư tịch ngoại giáo.

Chi tiết chương trình đào tạo cần được trình bày trong một dịp khác.

2. Ủy ban Ấn hành. Công tác ấn hành gồm các phần:

a. Sửa lỗi chính tả của các bản dịch. Hiện tại lỗi chính tả trong các bản dịch do các Thầy, Cô, và Phật tử tự nguyện chỉnh sửa. Nhưng chỉ là công tác nghiệp dư, do không chuyên trách, và do đó cũng thiếu kinh nghiệm trong việc phát hiện lỗi, nên các bản in phổ biến tồn tại khá nhiều lỗi chính tả.

b. Trình bày bản in. Công tác này tùy thuộc điều kiện kỹ thuật vi tính. Sơ khởi, ban ấn hành chưa đủ điều kiện để có những vị thành thạo sử dụng kỹ thuật vi tính trong việc trình bày văn bản.

Công việc này hiện tại do các Thầy Cô phụ trách, với trình độ kỹ thuật do tự học, và tự phát. Vì vậy, trong nhiều trường hợp không khắc phục được lỗi kỹ thuật nên hình thức trình bày của bản văn chưa được hoàn hảo như mong đợi.

Sự nghiệp phiên dịch được định khoảng 15 năm, hoặc có thể lâu hơn nữa. Hình thức Đại tạng kinh do đó không thể được thiết kế một lần hoàn hảo. Trong diễn tiến như vậy, tất nhiên trình độ kỹ thuật được cải tiến theo thời gian, khiến cho hình thức trình bày cũng cần thay đổi cho phù hợp với thời đại. Hậu quả sẽ khó tránh khỏi là sự không đồng bộ giữa các tập Đại tạng kinh ấn hành trước và sau.

c. Ấn loát. Sau khi hình thức trình bày được chấp nhận, bản dịch được đưa đi nhà in. Trách nhiệm ấn loát được giao cho nhà in với các điều khoản được ghi thành hợp đồng. Vấn đề ấn loát như vậy tương đối ổn định. Tuy nhiên, cũng cần có người chuyên trách để theo dõi quá trình ấn loát, hầu tránh những sai sót kỹ thuật có thể có do nhà in.

d. Phát hành, phổ biến và vận động. Một nhiệm vụ không kém quan trọng là phát hành và phổ biến Đại tạng kinh. Công việc này đáng lý do một ban phát hành chuyên trách. Nhưng trong điều kiện nhân sự hiện tại, một Ban như vậy chưa thể thành lập, do đó ban ấn hành kiêm nhiệm. Thêm nữa, công trình phiên dịch là sự nghiệp chung của toàn thể Phật tử Việt nam, không phân biệt Giáo hội, hệ phái, do đó cần có sự tham gia và cống hiến của chư Tăng Ni, Phật tử, bằng hằng sản và hằng tâm, bằng tâm nguyện cá nhân hay tập thể dưới các hình thức hỗ trợ và bảo trợ bằng vật chất hoặc tinh thần, cống hiến bằng tất cả khả năng vật chất và trí tuệ. Công việc vận động này để cho được hữu hiệu với sự tham gia tích cực của nhiều chúng đệ tử cũng cần được chuyên trách bởi một ban vận động. Trong điều kiện nhân sự hiện tại, ban ấn hành kiêm nhiệm.

HẬU TỪ

Trải qua trên dưới hai nghìn năm du nhập, những giáo nghĩa căn bản mà đức Phật đã giảng được học và hành tại Việt Nam, đã đem lại nhiều an lạc cho nhiều cá nhân và xã hội, đã góp phần xây dựng tình cảm và tư duy của các cộng đồng cư dân trên đất nước Việt. Thế nhưng, sự nghiệp phiên dịch cũng như ấn hành để phổ biến Thánh điển, làm nền tảng sở y cho sự học và hành, chưa được thực hiện trên quy mô rộng lớn toàn quốc.

Sự nghiệp phiên dịch tại Trung Quốc trải qua gần hai nghìn năm, với thành tựu vĩ đại, tập đại thành và bảo tồn kho tàng Thánh điển thoát qua nhiều trận hủy diệt do những đức tin mù quáng, cuồng tín. Sự nghiệp ấy đại bộ phận do các quốc vương Phật tử tích cực bảo trợ, đã là sự nghiệp chung của toàn thể nhân dân theo từng giai đoạn đặc biệt của lịch sử. Việt Nam tuy cũng có các minh quân Phật tử, nhưng do tác dộng bởi các yếu tố chính trị xã hội nên chưa từng được tổ chức quy mô dưới sự bảo trợ của triều đình. Chỉ do yêu cầu thực tế học và hành mà một số kinh điển được phiên dịch, nhưng chưa đủ để lập thành nền tảng tương đối hoàn bị cho sự nghiên cứu sâu giáo nghĩa.

Gần đây, vào năm 1973, một Hội đồng Phiên dịch Tam tạng lần đầu tiên trong lịch sử được thành lập, gồm Chủ tịch: Thượng tọa Thích Trí Tịnh, Tổng thư ký: Thượng tọa Thích Quảng Độ, với các thành viên quy tụ tất cả các Thượng Tọa và Đại Đức đã có công trình phiên dịch và có uy tín trên phương diện nghiên cứu Phật học, dưới sự chỉ đạo của Viện Tăng Thống, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Chương trình phiên dịch được soạn thảo trên quy mô rộng lớn, nhưng do hoàn cảnh chiến tranh nên chỉ mới thực hiện được một phần nhỏ. Một phần của thành quả này về sau được ấn hành năm 1993 bởi Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, dưới danh hiệu “Đại tạng Kinh Việt Nam”. Thành quả này là các kinh thuộc bộ A-hàm được phân công bởi Hội đồng Phiên dịch Tam tạng, trong đó, Trường A-hàm và Tạp A-hàm do TT Thiện Siêu, TT Trí Thành và ĐĐ Tuệ Sỹ thuộc Viện Cao đẳng Phật học Hải Đức, Nha trang; Trung A-hàm và Tăng nhất A-hàm do TT Thanh Từ, TT Bửu Huệ, TT Thiền Tâm thuộc Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm, Saigon. Ngoài ra, một phần phân công khác cũng đã được hoàn thành như: TT Trí Nghiêm: Đại Bát Nhã (Huyền Trang dịch, 600 cuốn) thuộc bộ Bát-nhã. TT Trí Tịnh: kinh Ma-ha Bát-nhã-ba-la-mật (Đại phẩm) thuộc bộ Bát-nhã; kinh Diệu pháp Liên hoa (La-thập dịch), thuộc bộ Pháp hoa; kinh Đại phương Quảng Phật Hoa nghiêm (bản Bát thập) thuộc bộ Hoa nghiêm, và toàn bộ Đại Bảo tích. Các bản dịch này cũng đã được ấn hành nhưng do đệ tử của các Ngài chứ chưa đưa vào Đại tạng kinh Việt Nam.

Những vị được phân công khác chưa thấy có thành quả được công bố. Mặc dù với nỗ lực to lớn, nhưng do hoàn cảnh nhiễu nhương của đất nước nên thành tựu rất khiêm nhượng. Thêm nữa, các thành tựu này cũng chưa hội đủ điều kiện và thời gian thuận tiện để được hiệu đính và biên tập theo tiêu chuẩn nghiên cứu và phiên dịch Phật điển trong trình độ nghiên cứu Phật giáo hiện đại của thế giới, do đó cũng chưa thể được dự phần trong sự nghiệp phiên dịch và nghiên cứu Phật học trên quy mô quốc tế, như là cống hiến của Phật giáo Việt Nam cho cộng đồng nhân loại trong sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp của toàn thể Phật tử thế giới vì lợi ích và an lạc của hết thảy mọi loài chúng sanh. Sự nghiệp như vậy không thể là cống hiến cá biệt của một cá nhân hay tập thể, của một Giáo hội hay hệ phái, mà là sự nghiệp chung của toàn thể Tăng tín đồ Phật giáo Việt Nam, không chỉ một thế hệ, mà liên tục trong nhiều thế hệ, cùng tồn tại và tiến bộ theo đà thăng tiến của xã hội và nhân loại. Trên hết là báo đáp ân đức của Phật Tổ, đã vì an lạc của chúng sanh mà trải qua vô vàn khổ hành, qua vô số a-tăng-kỳ kiếp. Thứ đến, kế thừa sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của Thầy Tổ để cho ngọn đèn Chánh pháp luôn luôn được thắp sáng trong thế gian.

Vì vậy, chúng tôi khẩn thiết, trên nương nhờ uy thần nhiếp thọ của Chư Phật và Thánh Tăng, cùng với sự tán trợ của chư vị Trưởng lão hiện tiền trong hàng Tăng bảo, kêu gọi sự hỗ trợ cống hiến bằng tất cả tâm nguyện và trí lực, bằng tất cả hằng sản và hằng tâm, của bốn chúng đệ tử Phật, để sự nghiệp hoằng pháp đệ nhất tối thắng này được tiến hành vững chắc và liên tục từ thế hệ này cho đến nhiều thế hệ tiếp theo, duy trì ngọn đèn Chánh pháp tồn tại lâu dài trong thế gian vì lợi ích và an lạc của hết thảy chúng sanh.

Mùa Phật đản 2552 – Mậu tý 2008
Trí Siêu, Tuệ Sỹ
cẩn bạch

______________________

THE INTRODUCTION TO THE VIETNAMESE
TRIPITAKA TRANSLATION PROJECT

Trans by Vien Minh

Yo vo, ānanda, mayā dhammo ca vinayo ca desito paññatto, so vo mamaccayena satthā.

 

I. A BRIEF ACCOUNT OF THE VIETNAMESE TRANSLATIONS FROM THE TRIPITAKA

Before His reaching Nirvana, the Buddha had given the last admonition to His disciples that: “the Dharma which I have taught and the Fundamental Laws enacted, will be your guidance now that I no longer remain with you.” To comply with the Lord Buddha’s last teachings, the Elders Arahat assembled for the First Buddhist Council at Rajagrhaso that together they would come upon an agreement on reciting all of the Buddha’s teachings during His 45-year lecturing to and educating His disciples. The foundation for Buddhist literature, which later was known as the Triple Buddhist Canon of Scriptures (the Tripitakas or the Three Baskets), was then procreated.

From then, the sacred teachings of the Lord Buddha advanced with the traveling footsteps of His Great Disciples spreading to all four directions. Wherever this teachings channeled to, the followers learned and practiced them accordingly to their respective regional dialect, just as the Buddha has instructed: anujānāmi, bhikkhave, sakāya niruttiyā buddhavacanaṃ pariyāpuṇitun’ti. “I allow you, o Bhikkhus, to learn the word of the Buddha in his own dialect.” So from the beginning, according to this teaching, the Buddhist scriptures were modified into many different native tongues. When Buddhism developed into various schools, each of the branches tried to compile its own Sacred Scriptures in the native language where Buddhism arrived. When the Old Indian system of written language was not widely developed yet, Buddhist Scriptures were mainly passed down by way of oral recitation. This means of oral transmission, which caused a lot of disparates in pronunciation due to the diverse local dialects, sometimes affected the few modifications founded in the writings. This phonological variation, in few instances, caused the different exegesis among the sects regarding the meaning of the Teachings. However, in looking at the whole picture, the essential teachings remained the same in interpretation as well as in practice among all the schools, both the Northern and the Southern traditions. This commonness can be validated through the on-going research and comparative works of all the teachings recorded in the two main Buddhist literatures that are in existence: the Pali canon and the canon written in Chinese characters. The Chinese translation originated from the Agamas, and the Pali canon that still can be verified, both are in accordance with each other in most of their contents. Hence, the differences that are known between the Northern and the Southern traditions – also incorrectly referred to as Theravada and Mahayana – are only slight diversifications in the historical and cultural backgrounds of each locality and ethnic race. That is the difference of the primitive and the later developments. The Buddhist teachings that arrived in the Southern countries were understood and practiced more in the original way, due to the fact that the development, the civilization and the societal institutions of these nations were still rather simple and uncomplicated. On the contrary, Northern societies in the north of India and northwest of China, have had more variant races and diverse cultures, thus they acquired more different societal and moral codes. Buddhism arrived in these nations, after a time, often became the state religion of such countries. And the Buddha’s teachings, likewise, was localized to be more suitable with the linguistic, traditional and social ways of life of that particular nation.

The sacred Triple Basket of Scriptures is the gateway to all understandings of the Dharma, a great source of knowledge for practice, as well as for study. The Vinaya Pitaka (The Basket of Discipline) and the Sutra Pitaka (The Basket of Sayings), a comprehensive collection of Dharma and Vinaya (Truth & Laws) that the Buddha had actually demonstrated and regulated, are the substantial ground for the Holy Disciples to learn and practice aiming at the ultimate goal of attaining the perfection of wisdom and virtue. These two Baskets also contained the interpretive explanations of the Great Disciples who heard the teachings directly from the Lord Buddha. The last of the Tripitakas, the Abhidharma Pitaka, according to the traditions of the Theravadin School in the South, and those of the Sarvastivada in the North, also came from the golden words of the Buddha. But there are some great Buddhist philosophers like Vasubandhu, along with most of the world’s well known academic authorities on the Buddhist Canon of the present time, who don’t acknowledge that the Abhidharma directly came from the Buddha Himself but rather these works are a collection of varieties of analyses, studies, interpretations, and systematization of what was taught by the Buddha from the first two Baskets – the Basket of Sayings and the Basket of Discipline. The Sutras and the Vinayas were construed during a determined period of time, gathered directly or indirectly from the golden words (verbatim) of the Buddha, and are the principal foundation for all schools of Buddhism, including the Mahayana school, regardless of the differences caused by the oral transmission in the course of time, affected by the diverse dialectical accents.

The Abhidharma is the part of the Holy Scriptures that reflects the historical development of Buddhism in all aspects, including the religious beliefs, philosophical thinking, scientific researches, and the jurisprudential, socio-political and cultural developments. Generally speaking, this Basket comprised not just the historical advancement within Buddhism itself, but also depicted the entire cultural change of the localities that the Buddha’s teachings have reached. This same change was also substantially proven in the history of Vietnam.

Each of the Buddhist traditions created its own canonical literature, which depicted the best exogesis to thoroughly understand the scriptures’ meaning, protected the comprehension and interpretation of the Canon, and refuted all heretic dogmas. This massive literature continuously evolved across many diverse geographical zones. Not until the significant spread of Islam into India was Buddhism getting gradually eliminated. One part of this Buddhist literature was transferred to Tibet, by means of the Tibetan translations from the Sanskrit scriptures, and a great number of the Sanskrit originals were well preserved until today. The other part of the historical literature – the largest and most comprehensive – was translated into Chinese and contained almost all of the different thought processes of Buddhism in the history of India, from the Primitive, Scholastics, Mahayana, and Mysticism.

Legend has it that Buddhism arrived in China under the reign of Emperor Mingdi of the Han Dynasty (bc 65), in the Era of Yungping. The very first sutra that was translated to Chinese was the Sutra of Forty Two Sections by Kashyapa-maganta and Zhu Falan. This legend, however, is really not unanimously agreed by all Chinese Buddhist scholars and historians. The only true account was that of Khang Tang Hoi (Ch. Kang Seng Hui) who was a Vietnam-born from Tonkin. He went to the Jiangzuo to become the first Buddhist propagator in southern China. All of his works in translating and commentating the Buddhist texts can authenticate that before that time, from 247 CE, when Khang Tang Hoi entered the Jianye territory, taking in Sunquan as his disciple, Buddhism has already propagated to a fairly steady form in Vietnam, and many scriptural works were already being translated. This fact can also be further reinforced by the written essay of Mau Tu called Li Hua Lun (Mu-zu’s Trease on the Justified Doubts). Unfortunately, almost all of these literatural works found in Khang Tang Hoi’s biography and Mu-zu’s record were missing, probably as a consequence from the Northern invasion. What remained only were the work that was supposedly recognized as handed down from the Chinese translation.

The first Sanskrit-Chinese translator in China was known to be An The Cao (ch. Anshigao) (who came to China around 147-167 CE). Of course, there were other scholars before him but their names were not recorded or known anywhere in history. Luong Tang Huu (Ch. Liang Sengyou), based on the oldest texts of Dao An (Ch. Daoan) (312 385 CE), found that there were about 134 Buddhist texts that have no known author/translator, therefore, it was hard to place a time when they were written, whether before or after the work of An The Cao.

The Chinese translations from the Sanskrit Scriptures, which continuously worked out from An The Cao to the time of Minh and Thanh dynasties, were compiled into the first 32 volumes of the Taisho Tripitaka, which included the scriptures of Theravada, Mahayana, and Mystic Buddhism, amounting to 1692 documents. Besides those, there were volumes 33 to 55 of the Taisho Tripitakas, which comprised of 1492 Chinese texts ranging from exegetical essays, interpretive extracts, to historical stories, traveling anecdotes, etc… Other than the Taisho, the Swatika Extension of the Chinese Tripitaka contained even more known literatural works. These two Chinese Buddhist manuscripts literally held the most complete Buddhist philosophical materials, of which the Taisho Tripitaka is the widely implemented epitome on a larger scale internationally.

The Buddhist scripture translating history in Vietnam began very early, possibly even before the time of Khang Tang Hoi. Some of the subtle indications can be traced in the text named Collection of Sutras on the Six Paramitas (Ch.= Liu Du JiJing). Khang Tang Hoi used the Sino-vietnamese to translate. There are no known translation of the Buddhist scriptures using the national language (i.e. vietnamese). During the entire period of Northern subordination, with the need to thoroughly master the Chinese language to perfection as immediate tactics to cope with this Northern influential monopoly, Chinese became the dominating language of our country. So the work to translate the sacred texts into our own language was impossible. The translation seen today of the Buddhist Scriptures in China was possible and tremendously successful only because it was sponsored by the ruling court of that time. The Vietnamese language was only used as a means to propagate Buddhism within the commoners.

Following the Chinese domination was the French colonization. Faced with the fall of the nation, and under the pressure of the invasive civilization, our traditional culture was on the brink of being uprooted. Accordingly, many monks were leaving their secluded mountain abodes to engage in arousing the movement of rejuvenating Buddhism, promoting the use of Buddhist texts in Vietnamese transcripted in Latin alphabets. The Buddhist literature in Chinese were subsequently converted into our national language, responding to the need of the Sangha members and lay Buddhist followers. The majority of these canonical texts belonged in the Mahayana tradition, only a small number of which could be accounted for from the Agamas (V. A Ham) translation. But whether they were from the Mahayana, or the Agamas, all the available texts did not follow any specific guidelines. Therefore, the studies of Buddhism had yet to have a substantial foundation.

On the other hand, because of the impact of the Sanskrit grammar in the Chinese translations a number of grammatical problems were so unfamilar that even some of the eminent exegeters like Jizang or Zhiyi often committed a lot of these misinterpretations. That made Ngan Tong, the organizer of the translation academy under the order of Emperor Sui Yangdi (605-618 AD), worried most about detecting many of these mistakes. Because of the discovery several of these errors, another famous scholar – Xuanzhuang – determined to venture into a pilgrimage to the West in search of the true Dharma, despite the imperial ban, and fatal dangers and difficulties along the trip.

Today, due to the discovery of many important original manuscripts in Sanskrit, and the readily available Tibetan texts that were translated directly from Sanskrit, the tedious work to correct and improve many Sanskrit to Chinese translations can finally be done. In addition, with the thriving Pali language, which has always been regarded as the closest to the sacred language of the Buddha, many of the errors found in the Chinese version Agamas are being comparatively modified, so that the teachings of our Lord Buddha can be understood and absorbed more transparently.

The above-mentioned notes are the fundamental observations that the Committee of the Vietnamese Tripitaka Translation taskforce can apply as guidelines in working with this monumental task. First, there are the texts in the Agamas mentioned here. The Chinese versions from the Agamas were done very early in the Post-Han era (ca. 250-220 AD) by Anshigao. Most of these were introduced from the countries in the west where Buddhism flourished at that time such as Kucha, or Khotan. Due to the oral transmission and the different dialects, the Sanskrit scriptural version contained a lot of mispronunciations leading to numerous misinterpretations. This can be confirmed by comparing the equivalent texts composed in Pali, or studying some quotations in the Great Commentary Mahavaibhasya or the Yogacarabhumi-sastraBesides, unlike Kumarajiva and Xuanzhuang, and few others, most of the Chinese translators learned Sanskrit and practiced Buddhism in the western regions, and not directly in India, so their proficiency in Sanskrit was rather limited. As soon as their arrivals in China, they were faced with the grave demand of having more Buddhist texts for Chinese Buddhists to study and practice. This pressured them to carry out the instant translation, despite their weak expertise in the language. Their lack of proficient knowledge of the Chinese language usually required the aid of an outside interpretor. For this reason, the translating work went through many steps that even the main translator sometimes could not go through; as a result, the texts contained quite a few ambiguous and obscure sections and erroneous representations. Therefore, a Vietnamese translation from Chinese required lots of reference, if an approach to the lost Sanskrit texts were expected, and consequently a deeper understanding into the Buddha’s words was hopefully gained. That’s what the Chinese translations could not carry out due to the language obstacles.

The Vietnamese Tripitaka is essentially based on the Taisho Tripitaka of Japan, which was initiated during the ruling era of Taisho 11 in 1922, and lasted until the ruling era of Showa 9 in 1934. This massive compilation, comprised of 100 volumes, was assembled by the Taisho Tripitaka Publication Association that included over 100 leading Buddhist scholars of Japan during that time under the supervision of the internationally known Buddhist academics Takakusu Junjiro and Watanabe Kaigyoku. The master copy in use belonged to Haein Temple of Korea, also called the Korean edition. The textural proofread was based mainly on the block-printed editions of Sung, Yuan, Minh dynasties, and a few other block-printed editions and manuscripts from China and Japan, such as the handwritten copy of Tenbin, the Liao edition of Kunaisho, the manuscript of Daitokuji Temple, or that of Mantokuji Temple, etc… Another manuscript discovered somewhere in the Western countries such as Khotan, Tunhuang, Kucha, or Gaochang, also served as referential sources. A number of citations from Pali and Sanskrit texts are also footnoted as comparison with the Chinese translation, in which the authoritative editors may have posed questionable suspicions on their accuracy, or that they may belong in certain unidentifiable texts.

The contents of the Taisho Tripitaka were divided into three main corpora: the First Corpus included 32 volumes that comprised the Sanskrit-to-Chinese versions of all three Baskets – the Sutras, the Vinaya, and the Abhidharma – that are either taught by the Buddha as verbatim texts, or revised by His Great Disciples during the assemblies, or later compiled by authoritative Buddhist Scholars. The Second Corpus, from Taisho vol. 33 to 55, written in Chinese, composed of commentaries on the Sutras, Vinaya, and Abhidharma, plus sectarian treatises of the Chinese Buddhism, historical accounts, narrative chronicles, travel anecdotes, and legendary narrations; also the non-Buddhist versions such as Vaisheshika, Sankhya, Zoroastrianism , Catholicism, and the Sanskrit – Chinese glossary, textbooks, and prayer books. The Third Corpus, from vol. 56 to 85, gathered together all the written works of the Japanese scholars, which included explanations of the Sutras, the Vinaya, and the Abhidharma basically themed on the existing commentaries in Chinese but with further clarification and connotations, plus the sectarian treatises of Japanese Buddhism.  The next 12 volumes of the Taisho Tripitaka were found to have collections of religious iconographs and illustrations, mainly those of various Mandala pictograms of Buddhist Mysticism. The very last 3 volumes were indexes listing the particulars of all existing and circulating Tripitakas.

II. THE EXISTING VIETNAMESE TRIPITAKA

The Vietnamese Tripitakas, as being compiled up to now, is a comprehensive collection of Vietnamese translations of Buddhist Scriptures, based on the Chinese Canon, with extensive researches into the Sanskrit, Pali, and Tibetan versions. Thus, our Tripitaka included inclusively all the known and widely circulated Buddhist works that were ever translated into Vietnamese all throughout our history.

We all know very well, that ever since Buddhism was first propagated into Vietnam during the reign of Emperors Hung, there existed probably a number of Buddhist texts translated directly to Vietnamese. Of course these very first works were all lost and cannot be accounted for anywhere in literature, but deep research and side by side comparison has proven that many syntactic structures of the Vietnamese language can be readily found in some Chinese texts (probably translated directly from the Vietnamese versions), for example the Collection of Sutras on the six Paramitas (Ch. Liu tu chi ching) or the Old Sutra on Miscellaneous Parables (Ch. Chiu tsa p’I yu ching). During the next few following centuries, the tradition of translating the sutras into Vietnamse continued to prosper. Their traces could be found in the five-characters verse of the famous Tang Poet Zhangji (750-820). Unfortunately, due to natural disasters and enemy devastations over times, these valuable works were destroyed. The earlier holy text in Vietnamese that still exists nowadays is a translation worked out in the 15th Century, by the Zen Master Vien Thai (1380-1440), known as Kinh Dai Bao Phu Mau An Trong Kinh (The Sutra on the universal Acknowledgement of the Parents’ Benevolence).

Then in the 16th Century, we have the Quan Am Chan Kinh (True Sutra of the Bodhisattva Kwan Yin), that are more widely known as Truyen Phat Ba Quan Am (the Story of the She-Buddha Kwan Yin) that was written around 1585-… ?, not sure by which author.

In the 17th Century, Minh Chau Huong Hai (time unknown) translated and connotated many Sutras that we have found in existence and still availbale, such as Dieu Phap Lien Hoa Kinh (Sutra on the Lotus of the True Law), A-di-da Kinh (the Amitabha Sutra), and Ma-ha-bat-nha ba-la-mat-da Tam Kinh (the Heart sutra on the Maha Prajna Paramita), etc…

The 18th Centure witnessed the appearance of the versions belonging to the Basket of Discipline, such as Sa-di Quoc Am Thap Gioi (The Ten Precepts of Samanera in the national language) by Nhu Trung (1690-1780), or Oai Nghi Dien Am (Samanera’s everyday Conducts Interpreted in national language) by Nhu Thi (1680-1740), etc…

At the turn of the 19th Century, we have the Phap Hoa Quoc Ngu Kinh (The Lotus Sutra in Vietnamese) by Phap Lien around 1852. From then on, Buddisht Scriptures in Vietnamse were translated and published in great number. Thus, we can safely say that the Vietnamese Tripitaka is a monumental collection of Buddhist literature translated from Chinese versions, as well as from Sanskrit, and Tibetan languages. The direct Pali tranlations of the Buddhist Canon, however, was collected and printed separatedly according to the criteria known worldwide, and was named the Vietnamese Therevadan Tripitaka (Dai Tang Kinh Nam Truyen). Therefore, the Vietnamese Tripitaka does not contain the versions of the Sacred Scriptures from the original Pali language.

Above is a preliminary representation and some main characteristics of the proposed Vietnamese Tripitaka that should be compiled, edited and published with the purpose of providing a wealth of resource, a mine of information accomplished throughout history, to the academic scholars and prospective researchers, students and teachers of Buddhism, as well as interested non-acedemic readers and amateurish writers. The remaining versions that are not yet translated, or unaccomplished, will eventually be translated, compiled, and incorporated into the present Tripitaka.

The Vietnamese Tripitaka chose the Taisho Tripitaka as the master copy, in which every single work would be translated. The guidelines for performing this task would temporarily be specified as below:

  1. The Vietnamse Tripitaka includes all translated versions from the Sacred Scriptures found in existence in our country throughout history, by numerous known scholars through the generations. This will help to get a general view over the progress of its compilation in the course of history.
  2. With regards to the master copy, the Vietnamse translation would be based on the Taisho Tripitaka that comprised of 100 volumes, with somewhere closed to 1000 Chinese characters of 10pt-size in each of the volume. The seriel numbers would be coded after that of the Taisho. Each of the page in the Taisho is divided into 3 columns named a, b, and c. The number of pages and columns will also be notated in the translation for easily and coherently referencing.
  3. Incidentally, each of the Chinese scriptural text may even have many Vietnamese translated versions; so accordingly, each of the serial number of the Taisho would be tagged with A, B, C… as to differentiate with the various translations of the same original in Chinese.
  4. With regards to the correction of the master copy in the process of translation, the manipulation is mostly based on the Taisho, with further reference to other available sources.
  5. With regards to the discrepancies among the various edtions, it is the translator’s discrete knowledge that will guide in the selection for the alternatives.
  6. The translator is suggested to research more thoroughly other Tripitakas and Scriptures, in order to adjust for words or sentences found in the Chinese version that supposedly contradict the well-established orthodox doctrine.
  7. The Chinese translation was done based mainly on the oral transmission and recitation. Consequently, lots of mispronunciation were found such as samin Pali vs samaand samyakcala vs jala; muti vs muṭṭhi, etc… In these cases, the translators will have to consult the equivalent texts in other diverse Chinese versions, and sometimes making reference to the available Sanskrit texts to estimate these words’ original forms, and proposing the correct formats. These proposals would also be included in the footnote sections
  8. Due to the variety of texts in different Buddhist Schools, we ought to have extensive comparative researches to arrive at a true understanding of the orthodox meanings accepted by all Buddhist traditions. This requirement is beyond the existing cabability of our translators. However, as the need arises, the different points of view found in these texts would be noted and compared, and their notations will also be represented in the footnotes.
  9. The Chinese translated works are divided into many juans (books or volumes. The Vietnamese version will not be in such divisions, but the beginning of each Chinese volume will also be specified in the footnotes.
  10. Buddhist terms in a number of the Chinese versions, in the case when not widely adopted and used, may cause difficulties in understanding and studying; they would be retained as such, but their equivalent – more popular and readily adaptable – would be included in the footnotes. In appropriate cases, the translator’s name, and the original text containing these obsolete words, will also be notated for further reference.
  11. All sutra and doctrinal works mentioned in the footnotes will be represented in the same universal formats currently used by international scholars; these regulated formats about abreviations are always included at the end of each volume of the Vietnamese Tripitaka.

III. THE IMPLEMENTATION OF THE TRIPITAKA PROJECT

The implementation of the project developed through translating, editing, and publishing requires the establishment of a Council of the Vietnamese Tripitaka Project with a General Editor in charge, and with the major responsibilities assigned below:

1. The Translation Committee. In order to complete a translating work, these tasks have to be performed:

a. literary translation: the texts are distributed to scholars with relatively proficient Chinese, with at least a basic knowledge of Buddhist study, and with the linguistic ability needed to translate directly from Chinese to Vietnamese.

b. the revision and commentation: the main purpose of this regulating person is to review the rough translation and improve or elaborate on the wording, and correct the mistakes possibly found in the translation. In reality the revision work requires much more than just that.

First of all, there is the correction of the texts. This should generally be done before the actual transtation takes place. Correction of the texts at first may seem simple, because the translator just need to note these erroneous typographical mistakes. Most of these errors are explained in the footnotes of the Taisho Tripitaka, the translator just need to understand the content of the translating paragraph to select the appropriate characters from the footnote sections. However, due to the limited understanding level in Buddhism and the inadequate research ability, most translators don’t choose the correct characters. Even the great Scholar An Thuan committed many of these errors by selecting an inappropriate representation of characters; because of the lack of Pali or Sanskrit equivalent texts, guess-work was most often applied. And these guess work is usually incorrect. Sometimes, errors are found not from re-written or block-printed editions, but from the original works themselves. Because Buddhist doctrine from India were passed down from generation to generation mostly in the form of oral recitation. The language deviation and phonetic inaccuracy, which could mistake the pronunciation of one word with another, can create the erroneous understanding of the original teachings. The person who translate from Chinese to Vietnamese, but without a proficient knowledge of Sanskrit, would not be able to detect these subtle mistakes in the Chinese version. And it would be of noteworthy to acknowledge that there are numerous and often occurring mistakes as such mentioned, in many Sanskrit to Chinese translations.

The needed revision focused on the Sanskrit Buddhist Canon. Its relevant influence in the translated documents often times caused difficulties in even the most knowledgeable of Old Chinese, and errors and mistakes happened to some of the most respected commentators of Buddhist literature. To thoroughly understand the contents of the works to be translated, it usually was necessary to find the exact documents in Sanskrit in order to do the comparison. The most reknown Venerable Jizang made plenty of mistakes in his commentaries because he just did not have a comparable source to decipher whether the sentences were active or passive; so he did err on occation, for example he had mistaken one who killed with the one being killed in a certain section of the Srimaladevi Sutra; this particular Sanskrit version was lost, it was a discovery noted in the Siksasamuccaya of Santideva.

Many original Sanskrit texts were lost over the years. Even some of the more important ones like the Maha Vaibhasya only existed in the translated form by Xuanzhuang. Fortunately, the original text of Kosabhasya was found, in which many chapters in the translated text have related notations, so that students of the Mahavaibhasya at least have a chance to concur and understand deeper into the content of this notable document. Reading a text without having a strong grip of understanding its content, is probably because of the fact that even the translator didn’t even grasp the full content of a document or understand it incorrectly, how could one expect the readers to get the meaning of the translated text? Therefore, the task of revision is not simply just improving and correcting the insufficiencies in the grammatical errors of the translation, but it requires an extensive research to really understand the content of the original document in its limited possibilities.

The Vietnamese Tripitaka is a translation from the Chinese version. The translator should not just alter the content as needed, even if the mistakes were found in the Chinese texts. Because these errors still carried historical bearings, no one should take the liberty to change or delete anything from it. On the other hand, the Vietnamese Tripitaka should not just ignore these misrepresentations found in translated Chinese literature. These errors should always be indicated, and its revision should be suggested and denoted in the footnote area to clearly explain the difference so that the Vietnamese version can correlate well to the Chinese translation.

Above, we just pointed out the few particular requirements to proceed with the translation of Scripture in a relatively acceptable manner. In the present condition, we have very few individuals who are truly qualified with those specifications. Thus, the steps needed now are more indicative of a process to train more qualified translators, not just merely creating translating agents, but enriching those who already have an acceptable understanding of Buddhist philosophy together with an ability to read and understand all selected languages of the Sacred Scripture, namely Pali, Sanskrit, Tibetan, and Chinese. In the current translation work in the world, those who want to study Buddhism but do not know these old languages fluently, would not fare very well in understanding the basic canonical teachings. Anzong, the manager of the translation academy under the sponsorship of Emperor Sui Yangdi, also required such knowledge of his collaborators in hope of being admitted to the academy. Besides the need of profound knowledge of the Sanskrit language and Buddhist teachings, he also requested the comfortable range of knowledge in matters outside of Buddhism as well.

More specifics in creating a department to help training more translators for the Tripitaka work will be presented in a separate documentation at a later time.

2. The Publishing Committeee. The areas in publishing the Tripitaka include:

a. the correction of all the spelling mistakes in the translated documents. Oftentimes, these errors are being corrected as needed when the readers noticed them while the documents are being used. These readers can be just regular monks, nuns, or just lay buddhists, certainly not experts in the field, thus they are more apt to have less experience in discovering these errors. Even the so-called already corrected texts that are in use, still contain many of these mistakes.

b. the presentation of the text. This task depends on the available computer technology. In the beginning, there are few experts in the field of computerized presentation and lay-out for publishing the finished texts into books. The task was done mostly by self-taught and self-produced individuals. Therefore, many do not master the technique available in the program enough to successfully employ the software ability to its fullness for the purpose of presenting the works to their perfection.

The translation of the Tripitaka is expected to take roughly 15 years or more to complete. Hence the entire set up cannot be created completely at one time. In that long drawn-out period of time, of course technology continues to improve and the presentation method may vary accordingly. The resulting manuscripts that are done at various times during the process will reflect this unavoidable difference.

c. the printing process. After the presentation and lay-out work is accepted, the translated manuscript will be given to the printing companies that are contracted for this work. This final part at the printers is usually more stable. But there is still the need for someone to check in over time on the printing process to ensure that technical difficulties do not result from it.

d. the distribution, marketing, and delivery. Distribution and delivery of the Tripitaka will not be an unimportant task. It should be done by a taskforce created specifically for this purpose, but for now the printing companies are in charge of this process because there is not enough manpower to provide a separate department. Besides, the Tripitaka translation task should be the mutual work of all Vietnamese Buddhists, no matter what sects, traditions, schools, or groups. All sangha members should be involved and partook in the taskforce, whether it is by manual works, mental helps or monetary contributions, individually or by groups. The marketing of the final and complete Vietnamese Tripitaka also requires a separate department to handle this task more effectively, but of course our manpower resource does not allow it, so once again, the work is now temporarily in the hands of the printing companies.

CONCLUSION

More than two thousand years since the fundamental teachings of the Buddha have arrived in Viet Nam. Buddhism has been practiced and applied by many generations. It has rewarded numerous individuals and societies with the feeling of peace and comfort in their lives. It has contributed in the development, growth, and success of many social groups, both sentimentally and intellectually. But so far, the tasks of translating, printing, and distributing Buddhist literature as the foundation on which to base our beliefs and practice, were never performed as a taskforce that really should encompass the entire nation.

The historical Chinese Buddhist translation also spanned out almost two thousand years, but with the grand success of creating, maintaining, and saving the immense wealth of literature despite many close calls to being destroyed due to ignorance and fanaticism. The great success of the Chinese Tripitaka was partly due to the royal endorsement of many dynasties that believed in Buddhism, and due to the wholesome support of the people in various times in history. Vietnam also have had royal Buddhist believers, but because of many factors including political and social impacts, there was never a well organized assembly supported by the royalty to take on the task of composing our Buddhist canon. Just because of the need of their own practice and learning, that some of the sutras were translated by individual monks throughout history, but those individual works were not enough to become the foundation on which to base the needed research and exploration deep into the teachings.

The most recent occasion was in 1973, when a historical first-ever committee of Tripitaka translators was formed, which included The Most Venerable Thich Tri Tinh as Chairman, the Most Venerable Thich Quang Do as Secretary General, and many highly capable monks who already have plenty of experience in translating texts, and highly regarded in the research area of Buddhist literature. This committee was supported and overseen by the Executive Institute of the Sangha, a part of the Unified Buddhist Church of Vietnam. The slate for this committee was prepared on a grand scale, but again due to the war torn situation in Vietnam at that time, only a very small portion of the works was finished. This meager accomplishment was later assembled and printed in 1993 by the Vietnamese Institute of Buddhist Research, under the guidance of the Vietnamese Buddhist Church, and was renamed “the Vietnamese Tripitaka.” In this collection, the Agamas (kinh A Ham) was assigned by the Translation Committee into two parts: the Truong A Ham (The Long Agamas) and Tap A Ham (The Connected Agamas) were given to the Most Venerable Thich Thien Sieu, the Most Venerable Thich Tri Thanh, and the Venerable Tue Sy of the Hai Duc Institute of Higher Buddhist Studies located in Nha Trang. The second section, the Trung A Ham (The Midium Agamas) and Tang nhat A Ham (The Enumerated Agamas) were the responsibility of the Most Venerable ThichThanh Tu, the Most Venerable Thich Buu Hue, the Most Venerable Thich Thien Tam of the Hue Nghiem Institute of Higher Buddhist Studies of Saigon.

Besides the Agamas, other works were also accomplished, including:

Works by the Most Venerable Thich Tri Nghiem: The Mahaprajna Paramita Sutra (Chinese translation by Xuanzhuang) belonging to the Mahaprajna literature. This sutra contains 600 volumes.

Works by the Most Venerable Thich Tri Tinh: 1/ The Maha Prajna Paramita Sutra (Chinese translation by Kumarajiva) belonging to the Mahaprajna literature.; 2/ The Lotus Sutra (Chinese translation by Kumarajiva) ) belonging to the Pundarika literature; 3/ the Avatamsaka Sutra (Chinese translation by Śiksānanda), and 4/ the Maharatnakuta.

These extra works of the two scholars mentioned above were assembled and printed by their own disciples, and were not yet incorporated to the Tripitaka of Viet Nam.

There are others who were given parts of the work in the translation process but their results are not yet announced or seen.

Despite the good intention, the end result is quite minimal due to the difficult situations of the country at that time. Additionally, this result also does not meet the qualifications and the customary time to perform the revision and editing according to the current international criteria for researching and translating Buddhist documents. So this work that was once started well-intentionally, still could not be accepted as the standardized Buddhist literature collections, as the proven Vietnamese contributions to the spreading of the Buddha’s golden scripture to all followers and believers in the world as the way to seek peace and happiness for all sentient beings.

Such grand work cannot be the contributions of certain individuals or group, nor a particular tradition or church, but it is the participating jobs of all Vietnamese Buddhist members as a whole; it cannot be of just one period of time, but spanning from generations to generations in existence and progressive improvement in this forever changing society. Such work is needed, first of all, to show profound gratitude to our many ancestors before us who have gone through numerous hardship, over countless asankhy time, in the sole purpose of seeking ways to bring peace and happiness to all sentient beings. Secondly, it is to continue the task of our ancestors and masters of propagating the teachings, that should be similar to a continuously well lit Lamp of Dharma, for all the world to benefit from.

In summary, with the benediction of all Buddhas and all the Holy Disciples and Sages, and through the blessings of the present Most Venerable Elders in the Vietnamese Buddhist ranks, we are urgently pleading to all four assemblies of Buddha’s disciples to generously help, with all your might and mental ability, in this most profoundly needed Tripitaka Project, so that it could be proceeded firmly and continuously from our present time to many generations to come, so that the Lamp of Dharma could forever shine in this world, for the beneficial inner peace and happiness of each and everyone of us sentient beings.

The Vesak season of 2552 in Buddhist calendar.
(in the year of 2008 or Mau Ty)
Tri Sieu – Tue Sy.
Trans. by Vien Minh

Hiển thị thêm
Back to top button