Thông Báo về việc Lưu hành và Cung thỉnh Đại Tạng Kinh Việt Nam

 HỘI ẤN HÀNH

ĐTKVN:

Hội trưởng:
HT. Thích Nguyên Siêu

Thư ký:
TT. Thích Hạnh Tuệ

Thủ quỹ
Cs. Tâm Quang – Vĩnh Hảo

BAN ẤN HÀNH:

Trưởng ban:
TT. Thích Hạnh Viên

Phó ban:
Cs. Nguyên Đạo –
Văn Công Tuấn

Phát hành:
Ns. Thích Nữ Quảng Trạm

 Ấn loát:
Cs. Tâm Thường Định –
Bạch Xuân Phẻ

Cs. Nhuận Pháp –
Trần Nguyễn Nhị Lâm

Kỹ thuật:
Cs. Quảng Pháp –
Trần Minh Triết

Cs. Quảng Hạnh Tuệ –
Nguyễn Lê Trung Hiếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC LƯU HÀNH và CUNG THỈNH
ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư tôn Thiền đức Tăng Ni,
Kính thưa chư thiện tín nam nữ,

Sau nửa thế kỷ kể từ khi Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng được thành lập (1973), bộ Thanh Văn Tạng của công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam (ĐTKVN), đã được chính thức ấn hành.

Thanh Văn Tạng Giai đoạn I, Phần I, gồm 29 tập, trong đó:

Kinh bộ (16 tập): Trường A-hàm (2 quyển + 1 Tổng lục); Trung A-hàm (4 quyển + 1 Tổng lục); Tạp A-hàm (3 quyển + 1 Tổng lục); và Tăng Nhất A-hàm (3 quyển + 1 Tổng lục);

Luật bộ (6 tập): Luật Tứ Phần (4 quyển + 1 Tổng lục); Luật Tứ Phần Tăng Giới Bổn (1 quyển);

Luận bộ (5 tập): A-tỳ-đạt-ma Câu-xá Luận (3 quyển); A-tỳ-đạt-ma Tập Dị Môn Túc Luận (1 quyển); A-tỳ-đạt-ma Pháp Uẩn Túc Luận (1 quyển);

Tạp bộ (2 tập): Lục Độ Tập Kinh (1 quyển); Kinh Hiền Ngu (1 quyển).

ĐTKVN dưới sự chủ trì của HT. Thích Tuệ Sỹ và sự tận tâm cọng tác của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, không đơn thuần là những bản dịch kinh điển từ Hán sang Việt (từng được lưu hành tại Việt Nam hơn một thế kỷ qua) mà là một công trình phiên dịch, chuyên sâu về học thuật, nghiên cứu, chú giải, đối chiếu tỉ mỉ các truyền bản Phạn, Pàli, Tây Tạng trên bản đáy Hán tạng là Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho, Nhật Bản). Ngoài ra, các tập Tổng lục đính kèm do HT. Thích Tuệ Sỹ biên soạn với các tiểu luận toát yếu nội dung, liệt kê mục lục và thư mục đối chiếu, mục lục chỉnh lý, từ vựng Phạn-Hán, Pàli-Việt-Hán, v.v… là tài liệu quý giá nhằm giúp độc giả dễ dàng tiếp cận văn bản, thâm nhập Tam tạng.

Do vậy, Thanh Văn Tạng Giai đoạn I, Phần I, có thể nói là thành tựu sơ khởi rất đáng khích lệ của công trình phiên dịch mà bốn chúng đệ tử Phật sử dụng ngôn ngữ Việt mong đợi từ bao lâu nay. Trong niềm hoan hỷ với thành tựu này, chúng tôi xin trân trọng kính thông tri đến chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử về việc lưu hành và cung thỉnh Đại Tạng Kinh Việt Nam như sau:

1) ĐTKVN là pháp bảo vô giá được sự nhất tâm phụng sự, cúng dường trí tuệ, thời gian, công sức và tịnh tài của chư vị học giả, dịch giả, cùng chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử Việt Nam trong nước, ngoài nước; do vậy, sẽ được cung kính cúng dường đến Tăng Ni và các tu viện, tự viện, tịnh xá, Phật học viện, tổ chức Phật giáo nào có nhu cầu nghiên tầm giáo điển và phụng trì Pháp tạng;

2) Số lượng ấn hành ĐTKVN rất giới hạn, một phần vì trọn bộ có thể lên đến 150 – 200 tập, một phần vì tài chánh để trang trải ấn phí và cước phí không phải là nhỏ; do đó, với số lượng là 1,000 bộ cung ứng cho hải ngoại, chúng tôi xin phân phối đến các tự viện đại diện Hội Ấn Hành ĐTKVN có kho dung chứa và bảo quản lâu dài, theo nhu cầu như sau: Hoa Kỳ 330 bộ, Âu châu 320 bộ, Úc châu 200 bộ, Canada 100 bộ (địa chỉ liên lạc để thỉnh kinh được liệt kê đầy đủ cuối thư).

3) Trong tinh thần phụng sự Chánh Pháp, các kinh luật vô giá của ĐTKVN sẽ được cúng dường đến quý vị nếu có sự thỉnh cầu, nhưng để thiết lập một nền tảng tài chánh vững chắc ngõ hầu có thể tiếp tục ấn hành Tam Tạng trong tương lai (có thể từ 10 đến 20 năm sau cho toàn bộ 200 tập của Thanh Văn Tạng, Bồ Tát Tạng và Mật Tạng), chúng tôi khuyến thỉnh chư vị góp phần tịnh tài tối thiểu (chi phí ấn hành và vận chuyển) cho công trình dài lâu này. Ước tính một bộ 29 tập khởi đầu của Thanh Văn Tạng là $250 USD. Xin liên lạc với một trong 8 địa chỉ bên dưới để cung thỉnh và tùy duyên cúng dường.

Nhất tâm cầu nguyện Chánh pháp cửu trụ, Tăng-già hòa hiệp, Tứ chúng đồng tu, đồng hướng quả vị vô thượng Chánh giác.

Nam mô Thập phương Thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh.

Phật lịch 2566, ngày 9 tháng 3 năm 2023
Hội trưởng,
(Bản PDF có ấn ký)
Tỳ kheo Thích Nguyên Siêu

ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC THỈNH ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM:

HOA KỲ (330 bộ):

  1. Phat Da Buddhist Temple, 4333 30th Street, San Diego, CA 92104 – (130 bộ)
    Thích Nguyên Siêu – Tel.: (619) 283-7655
  2. Kim Quang Buddhist Temple, 3119 Alta Arden Expy, Sacramento, CA 95825 – (100 bộ)
    Cư sĩ Tâm Thường Định – Tel.: (916) 607-4066
  3. Phat Bao Buddhist Temple, 6427 Large Street, Philadelphia, PA 19149 – (100 bộ)
    Thích Giác Giới – Cel.: (215) 214-9009 / Cư sĩ Tâm Nhàn – Tel.: (267) 760-1228

ÂU CHÂU (320 bộ):

  1. Khanh Anh Pagode, Parc aux Lièvres, 8 Rue Francois Mauriac, 91000 Évry, France – (200 bộ)
    Thích Quảng Đạo – Tel.: +33 1 64 93 55 56
  2. Vien Giac Pagoda, Karlsruher Str. 6, 30519 Hannover, Germany – (120 bộ)
    Thích Như Điển – Tel: +49 511 879 630) 

ÚC CHÂU (200 bộ):

  1. Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia – (200 bộ)
    Thích Nguyên Tạng – Tel: +61 481 169 631

CANADA (100 bộ):

  1. The Buddha Gaya Wisdom Society, 1720 36 St. SE, Calgary, Alberta, T2A 1C8, Canada – (50 bộ)
    HT. Thích Thiện Quang – Tel.: (403) 235-3060
  2. Phap Van Centre, 420 Traders Blvd., East Mississauga, Ontario L4Z 1W7 – Canada – (50 bộ)
    TT. Thích Tâm Hòa – Tel.: +1 905 712 8809 | +1 519 587 2124
Hiển thị thêm
Back to top button